Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?
(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy nên được thực hiện ngay từ bây giờ.
- 'Tinh gọn bộ máy phải đi cùng phân cấp, phân quyền' 28/11/2024 12:30
S au 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảngs khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, mặc dù đã ghi nhận một số kết quả tích cực, tuy nhiên, những kết quả về tinh gọn bộ máy và giảm biên giảm biên chế chế dường như lại chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và thực tiễn cuộc sống.
Trên thực tế, việc tinh giảm bộ máy như thế nào và bao giờ có thể thực hiện là chuyện không đơn giản. Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.
- Nhiều ý kiến đánh giá bộ máy hiện nay cồng kềnh, chưa đạt hiệu quả cao, ông có chung suy nghĩ như vậy không?
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Nói về sự “cồng kềnh” thì rõ ràng không chỉ là vấn đề số lượng các tổ chức và con người, mặc dù riêng về con số công chức, viên chức thì Việt Nam đang đứng đầu trong khối ASEAN, thậm chí cao hơn Philippines là nước cùng hàng về dân số và Indonesia, là nước có số dân đông gần gấp đôi. Quan trọng hơn, tôi hiểu sự “cồng kềnh” của bộ máy chính là tình trạng kém hiệu lực và hiệu quả. Có thể coi đó là kết quả hay hệ luỵ của tính không thiết thực, sự trùng lặp và chồng chéo về cấu trúc, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan khác nhau của cùng hay khác hệ thống trong bộ máy tổng thể.
Xác định như thế, xét từ góc độ của người vừa nghiên cứu, vừa làm thực tiễn về pháp luật, tôi hoàn toàn đồng ý với đánh giá của Tổng bí thư về thực trạng cồng kềnh và kém hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Tại sao lại nói vậy? Đó là vì tốc độ xử lý các vấn của đời sống dân sinh và phát triển đặt ra bằng cả chính sách và pháp luật đều rất chậm, khi xử lý thì chất lượng thấp và nhiều khiếm khuyết dẫn đến tỷ lệ và mức độ phàn nàn và khiếu nại nói chung của người dân và doanh nghiệp liên tục cao.
Cuối cùng, bằng con số biết nói, dễ dàng nhận thấy rằng các khoản chi thường xuyên của ngân sách cho bộ máy chiếm tới 70%, trong khi như Tổng bí thư chỉ ra, mức chi này ở các nước chỉ khoảng 40%. Cụ thể, nhiều người đã mô tả về tình trạng nhiều cơ quan cùng xử lý một việc, cơ quan này vô hiệu hoá cơ quan kia, kết cục là khi phát sinh vi phạm và hậu quả thì không có ai đứng ra chịu trách nhiệm.
- Ở lần thực hiện tinh ngọn bộ máy này, Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định sẽ làm từ trên xuống, trong đó, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ sẽ gương mẫu đi đầu. Theo đánh giá của ông, điều này sẽ tạo ra những tác động như thế nào?
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Điều này có thể coi như một nguyên tắc, nó hoàn toàn đúng về cả lý thuyết khoa học và thực tiễn. Lý do là bộ máy được sinh ra từ cấp cao nhất, tức từ trên xuống chứ không phải dưới lên. Tại sao lại nói vậy? Bởi khi thiết kế bộ máy để xây dựng và quản trị quốc gia thì cấp lãnh đạo cao nhất sẽ xác định các mục tiêu chính trị cần đạt được, từ đó thành lập bộ máy để tổ chức, thực hiện.
Theo thời gian, khi cấp lãnh đạo thấy rằng bộ máy đã bộc lộ các khiếm khuyết dẫn đến các mục tiêu không đạt được thì việc đặt ra các yêu cầu và nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện nó là đương nhiên, hay tất yếu phải làm Về nguyên lý chung, khi chỉnh sửa và hoàn thiện bộ máy thì cần xác định cấu trúc hay bộ phận nào có vấn đề thì mới tiến hành.
Tuy nhiên, trong lần này, tôi không cho rằng yêu cầu tinh gọn chỉ nhằm vào các cơ cấu đơn lẻ có tính cục bộ, mà là sự xem xét toàn diện ở mức tái cấu trúc tổng thể. Bởi trước hết, cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đã đặt ra mục tiêu lớn và dài hạn đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành nước phát triển với GDP/đầu người gấp 3 lần hiện nay. Trong bối cảnh đó, giả sử có các điều kiện, môi trường khách quan thuận lợi nhưng cứ tiếp tục duy trì bộ máy như hiện trạng thì chắc chắn cái đích lớn đó sẽ không thể đạt được. Nói cách khác, chúng ta cần một cuộc cải cách thật sự về thể chế mà trong đó bộ máy là một yếu tố cấu thành.
Về nguyên lý chung, khi chỉnh sửa và hoàn thiện bộ máy thì cần xác định cấu trúc hay bộ phận nào có vấn đề thì mới tiến hành. Tuy nhiên, trong lần này, tôi không cho rằng yêu cầu tinh gọn chỉ nhằm vào các cơ cấu đơn lẻ có tính cục bộ, mà là sự xem xét toàn diện ở mức tái cấu trúc tổng thể. Bởi trước hết, cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đã đặt ra mục tiêu lớn và dài hạn đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành nước phát triển với GDP/đầu người gấp 3 lần hiện nay.
Trong bối cảnh đó, giả sử có các điều kiện, môi trường khách quan thuận lợi nhưng cứ tiếp tục duy trì bộ máy như hiện trạng thì chắc chắn cái đích lớn đó sẽ không thể đạt được. Nói cách khác, chúng ta cần một cuộc cải cách thật sự về thể chế mà trong đó bộ máy là một yếu tố cấu thành.
Còn về phương diện kỹ thuật, bộ máy Đảng, Nhà nước hiện nay đang tồn tại theo nguyên lý ngành dọc và song trùng, ít nhất trong quan hệ giữa hai cấp trung ương và địa phương. Do đó, việc bắt đầu từ cấp trung ương không chỉ thể hiện thái độ gương mẫu của cấp trên với cấp dưới mà còn là một quy trình hợp lý.
- Tinh gọn bộ máy là câu chuyện đã được nói đi, nói lại nhiều năm. Vậy theo quan điểm của ông, đâu là những khó khăn trong việc thực hiện vấn đề này?
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Đã là cải cách thì bao giờ cũng vậy, gọi là “đụng chạm” nhưng thực chất là gây tổn thương cho những người trong cuộc hay là nhóm đối tượng chịu sự tác động.
Đụng chạm đó không chỉ là sự mất mát về địa vị quyền lực, về lợi ích tinh thần hay vật chất mà còn cả sức ép phải thay đổi nếp tư duy và các thói quen ứng xử hàng ngày, gọi là “văn hoá công vụ”.
Tức là nó chạm tới các yếu tố tiêu cực nhưng nhạy cảm nhất trong mỗi cá nhân. Tôi nhớ đến ý kiến của cựu Thủ tướng Vương quốc Anh Tony Blair khi ông đến để tham vấn về chính sách cho Việt Nam nhiều năm trước, đại ý rằng cái khó nhất trong cải cách không phải là sự đúng, sai mà làm sao để được mọi người ủng hộ.
Vậy thì cái khó khăn, trở ngại lớn nhất theo tôi cả những lần trước và lần này cũng vậy, đó chính là liệu rằng các đề án và việc triển khai tinh gọn bộ máy có bị những người trong cuộc phản đối hay không ? Cho dù chỉ là biểu hiện ở cấp độ thấp nhất nhưng tinh vi là trì hoãn hay không nhiệt tình triển khai, thực hiện.
- Vậy từ góc nhìn của ông, cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy phải làm như thế nào?
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Tôi tán thành việc gọi tên chủ trương “tinh gọn bộ máy” lần này là “cuộc cách mạng” vì nó đòi hỏi các thay đổi về chất, không dừng ở phạm vi hay cách làm mang tính hình thức hay số lượng đơn giản mà các mục tiêu về cả chất và lượng, tức tạo nên một trạng thái hoàn toàn mới.
Trạng thái này phản ánh mối quan hệ mới giữa nhà nước và thị trường - xã hội, thay đổi vị thế từ bộ máy cai trị sang bộ máy phục vụ người dân và cung cấp dịch vụ công cho xã hội và nền kinh tế. Như vậy, có thể nói việc “đầu tiên của đầu tiên” cần làm là thay đổi triết lý và tư duy của con người trong bộ máy. Nói theo cách thông thường là tư tưởng phải thông đã.
Có lẽ chính vì thế mà tôi thấy Tổng bí thư không chỉ tuyên bố về chủ trương này mà ông đã nói đi, nói lại ở nhiều nơi, nhiều lúc, cốt để mọi người có sự thấm nhuần.
Tiếp đến, hay đồng thời, tôi cho rằng các cơ quan nghiên cứu trong bộ máy cần rà soát, đánh giá lại cả mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ lẫn cách thức của các mối quan hệ, bao gồm mọi tác động có tính can thiệp của bộ máy thể chế vào xã hội và nền kinh tế, trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đã trải quả hàng chục năm của kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.
Lý do đơn giản là không thể thành lập ra một cơ quan, tổ chức mới hay thậm chí đơn giản chấp nhận sự tồn tại của nó từ quá khứ để rồi nghĩ ra việc để làm; mà thay vào đó phải xác định trước các nhu cầu và sự cần thiết có hay không.
Chẳng hạn, nếu nói đến nguyên lý chung thì tôi cho rằng đã là nền kinh tế thị trường thì quy luật tự vận hành, tự quản của nó phải được tôn trọng, cái mà ông tổ của lý thuyết thị trường là Adam Smith gọi là “bàn tay vô hình”. Như vậy thì không có lý gì mà bộ máy nhà nước có thể phình to hay cứ lớn và cồng kềnh mãi được.
Ngoài ra, xin thưa rằng, qua nhiều năm phát triển và mở cửa, kiến thức, trí tuệ và cả bản lĩnh hành động của cả người dân và cộng đồng doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều, bao gồm trong đó cả các thiết chế tự quản của họ như các hiệp hội và tổ chức xã hội. Do đó, cái triết lý “nghĩ thay” và “lo hộ” của cơ quan quản lý và các cán bộ, công chức đối với người dân cũng đến lúc phải thay đổi và đoạn tuyệt.
Với các tiền đề như thế, nếu rà soát về chức năng của nhiều cơ quan, bộ ngành hiện nay, chúng ta có thể thấy ngay đã và đang có khá nhiều cơ cấu vừa thừa về tổ chức, vừa thừa về cả chức năng, nhiệm vụ, hay ít nhất là trùng lắp và chồng chéo nhau như Tổng bí thư đã nhấn mạnh.
Chung quy lại, nếu ở tầm khái quát, tôi cho rằng với các cơ quan Đảng, chức năng quan trọng nhất là giám sát các định hướng chính trị và kiểm soát quyền lực; trong khi Quốc hội và cơ quan dân cử tập trung vào xây dựng hạ tầng về pháp luật và thể chế đi kèm với giám sát về tuân thủ thẩm quyền; còn bộ máy hành chính thì vừa lập chính sách, vừa tổ chức triển khai song hành với thực thi pháp luật.
Có nghĩa rằng có thể đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn xem xét lại cái thuật ngữ cửa miệng từ thời kế hoạch hoá tập trung là “quản lý nhà nước”, vốn mô tả các chức năng quá rộng, quá chung chung đến mức vừa giao trách nhiệm, vừa cho phép các cơ quan nhà nước được làm tất cả những gì mình muốn.
- Liệu bây giờ đã là thời điểm để thực hiện cuộc cách mạng này chưa, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Ở tầm vĩ mô, tôi e rằng có thể có các quan điểm khác nhau, bởi sẽ có ý kiến cho rằng trong lúc nền kinh tế đang đạt tăng trưởng cao được quốc tế khen ngợi như vậy, cải cách bộ máy có thể gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến cái đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, tôi tán thành và hoan nghênh chủ trương của Tổng bí thư Tô Lâm rằng nếu muốn đất nước tiến xa và đạt được những cái đích lớn trong 10 năm và 20 năm tới thì tiến trình cải cách cần bắt đầu ngay, không chậm trễ.
Cũng có một sự hợp lý khác, đó là mỗi cuộc cải cách đều tiêu tốn các nguồn lực, cho nên lúc này chính là thời điểm thích hợp khi sức khoẻ kinh tế - tài chính của quốc gia đang tốt, tức dồi dào về nguồn lực. Nó chẳng khác nào mỗi người cần phải khám và chữa các bệnh trọng khi cơ thể của anh còn chưa ốm vậy.
Cho nên, nếu còn phân vân về thời điểm triển khai thì sẽ được hiểu chỉ là một cách để trì hoãn cải cách mà thôi. Việc thực hiện cuộc cách mạng này đặt ra yêu cầu gì đối với vấn đề cơ cấu lại, đổi mới công tác cán bộ cho đội ngũ trong cơ quan nhà nước?
Yếu tố này rất quan trọng vì mọi bộ máy hay thiết chế đều vô nghĩa nếu thiếu con người, chưa muốn nói rằng nếu không có đổi mới về con người và trong mỗi người thì mọi mục tiêu và phương án tiến hành cải cách sẽ bị cản trở thực thi hay bóp méo.
Trong tinh gọn bộ máy chắc chắn có tinh giảm nhân sự, bởi nếu không thì hoặc là không lựa chọn được cán bộ tốt để vận hành bộ máy mới, chưa nói tới nhân tài, hoặc không có được ngân sách dôi dư để nâng cao thu nhập và đãi ngộ nhằm bảo đảm đời sống và động viên tinh thần của mỗi người.
Trên thực tế, từ mấy năm qua chúng ta biết về chương trình số hoá các công việc liên quan đến nghiệp vụ và thủ tục của bộ máy hành chính, được xã hội hoan nghênh và người dân, doanh nghiệp hưởng lợi.
Tuy nhiên, cần lưu ý một tác động khác, đó là các áp lực về hoàn thành xử lý công việc hàng ngày cả về khối lượng, chất lượng và tiến độ đã và đang ngày càng đè nặng lên các cán bộ là công, viên chức thừa hành, đặc biệt ở cấp cán bộ quản lý phải chịu trách nhiệm.
Do đó, để nâng cao năng lực và chất lượng nhân sự của bộ máy, tôi cho rằng việc thay đổi công tác tổ chức, cán bộ liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá và đề bạt là cần thiết. Chẳng hạn, có thể áp dụng cơ chế trao quyền cho cấp trưởng để tự quyết về nhân sự, thay cho các chức năng truyền thống của các cơ quan chuyên trách nhưng tách rời về tổ chức cán bộ hay thi đua, khen thưởng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Sắp xếp bộ máy: Tinh gọn từ Trung ương xuống địa phương
- Tổng Bí thư: 'Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc' 19/11/2024 04:02
- Tinh gọn bộ máy: Cốt lõi là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 18/11/2024 07:00
- Tổng Bí thư: 'Không tinh gọn bộ máy, không thể phát triển được' 31/10/2024 02:20
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.