Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần nghị quyết 18 được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được tiến hành khẩn trương, thận trọng, khoa học và có tính nguyên tắc. Với mục tiêu cao nhất là sau khi sắp xếp, bộ máy phải phục vụ tốt nhất sự phát triển đất nước và nhu cầu của nhân dân.
Theo các chuyên gia, để thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi phải tính toán một cách hết sức thận trọng và phải phù hợp với từng ngành nghề, từng địa phương, từng đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội.
Song, thực tế triển khai nhiệm vụ này vẫn tồn tại một số bất cập, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) cho biết, tinh gọn ở cơ sở cũng phải tùy vào tình hình ngành nghề chứ không thể chia tỷ lệ, cào bằng như hiện nay. Tinh giản kiểu cơ học, nghĩa là nghỉ hưu là sẽ không tuyển dụng thêm mà chưa có chính sách để đánh giá thực tế cán bộ. Chính vì vậy, bộ máy vẫn rất cồng kềnh.
"Ví dụ, đối với ngành giáo dục, chúng ta không thể cứ tinh giảm hàng năm 10% mà phải tùy thuộc vào tỷ lệ học sinh. Đặc biệt, quan điểm của Đảng là nơi nào có học trò, nơi đó phải có giáo dục, phải có giáo viên.
Hay tại một số bộ, ngành, tôi cũng được thông tin rằng, nếu tinh gọn thêm khoảng vài ba chục cán bộ thì vẫn hoạt động một cách thông suốt. Vậy thì ngay sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta phải quyết liệt rà soát, phải có một cơ chế để cho những người không đủ năng lực nghỉ việc", đại biểu Minh chia sẻ.
Bà Minh kỳ vọng, quá trình đánh giá sẽ được thực hiện quyết liệt hơn nữa để thật sự "tinh" về bộ máy và cả trí tuệ trong bộ máy để thật sự đem lại hiệu quả.
Đồng quan điểm, Đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, theo chỉ đạo có 4 cấp thực hiện nội dung này, nhưng hiện mới tập trung thực hiện tại cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh còn các cấp trung gian cao hơn như cấp bộ ngành lại chưa thực hiện được nhiều.
“Theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian tới việc thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ tập trung hơn vào các chuyên ngành của các cấp cao hơn. Để có thể hài hòa được việc quản lý công chức, viên chức, đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giai đoạn này cũng như việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay”, bà Lịch cho biết
Một trong những giải pháp của vấn đề tinh gọn bộ máy được cái ĐBQH nhấn mạnh đó là việc phân cấp, phân quyền theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" thời gian qua đã mang lại những lợi ích rất lớn cho các địa phương.
Tuy nhiên, theo Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, không phải địa phương nào cũng chủ động và kịp thời có những quyết sách và hành động quyết liệt tạo nên những chuyển biến trong thực tế.
Vì thế, ông Kim cho rằng, việc phân cấp, phân quyền cần theo hướng rõ ràng, hợp lý giữa Trung ương và địa phương sẽ giúp tránh tình trạng lạm quyền và né trách nhiệm.
“Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phân cấp và cơ quan Nhà nước được phân cấp. Những chủ thể này phải được quy định rõ ràng”, vị Đại biểu Quốc hội này nhấn mạnh.
Cùng với việc giao quyền cho các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là cho địa phương để thực hiện, cần bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao quyền.
Còn theo TS. Bùi Ngọc Hiền, Trưởng phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu Học viện Cán bộ TP.HCM, quy định trong Hiến pháp, pháp luật về phân cấp, phân quyền cho địa phương cũng như các cấp, cụ thể đến từng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã có nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Hiền chỉ ra rằng, thực tế hệ thống pháp luật của chúng ta có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Trong các văn bản quy định, các văn bản pháp luật thường xuất hiện xung đột trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các bộ, ngành với UBND các cấp, giữa các cấp chính quyền. Cần phân định rõ ràng, rành mạch quyền hạn, trách nhiệm cùng chế tài trách nhiệm.
Bên cạnh đó, xét một cách toàn diện, còn nhiều quy định pháp luật chưa thể hiện rõ, minh định trách nhiệm, quyền hạn của các bên, do đó câu chuyện “gặp gì cũng hỏi” trong thực thi công vụ sẽ vẫn còn.
Để giải quyết triệt để, theo ông Hiền, cần phải đánh giá mang tính hệ thống, tổng rà soát và phân định một cách thống nhất, rõ ràng và cụ thể hơn. Đặc biệt, cần hoàn thiện cơ chế để đảm bảo chữ “an” cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
"Phải hoàn thiện hệ thống thể chế theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và tinh thần của Hiến pháp. Đầu tiên là Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hệ thống văn bản các ngành, lĩnh vực để minh định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, của từng cơ quan, từng đơn vị, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, chế tài trách nhiệm đi kèm.
Thứ hai khi đã làm được câu chuyện thể chế thì câu chuyện nâng cao trách nhiệm, nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức cũng là một vấn đề”, TS. Bùi Ngọc Hiền cho hay.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.