Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng và việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến tiêu chí rất quan trọng là triển vọng phát triển, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế cần có cơ chế đặc thù, đặc biệt để phát triển đi đầu và dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, thu chi ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội.
Về mục tiêu phát triển, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần quan tâm đến sự phát triển bền vững và hài hòa. Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu thống nhất cho rằng, thành phố Huế đủ điều kiện trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng còn một số hạn chế cần tiếp tục tìm giải pháp để hoàn thành các tiêu chí như quy hoạch, dân số, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa… để TP. Huế thể hiện rõ vai trò dẫn đầu, là một cực tăng trưởng, cực đổi mới sáng tạo.
Các chính sách đặc thù được nêu trong đề án cũng nhằm điều kiện để đầu tư đổi mới sáng tạo, là những bước đi ban đầu thử nghiệm những chính sách mới, nếu làm tốt sẽ nhân rộng ra cả nước…
Tổng Bí thư cho biết có một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị, bộ máy quản lý nhà nước làm sao hiệu lực, hiệu quả. Ông khẳng định đây là vấn đề rất lớn, Trung ương đang tập trung bàn thảo làm sao tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; không hình thức để đảm bảo đúng thực chất, áp dụng không chỉ cho TP. Hải Phòng mà của cả nước.
Theo Tổng Bí thư, Nghị quyết số 17 về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đánh giá, bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp và tinh gọn.
“Thời gian qua, chúng ta mới sáp nhập từ dưới lên, xã, huyện, một số bộ, ngành, vụ, cục, tổng cục. Trung ương tinh gọn thì địa phương sẽ tinh gọn, cách thức tiến hành như thế nào, đây là vấn đề rất lớn, phải tính đến”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Trung ương trong mấy nhiệm kỳ qua đều nêu chủ trương về sự cần thiết tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
“Sắp tới các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải gương mẫu, phải rất thẳng thắn, mạnh dạn và nhìn nhận nếu không tinh gọn bộ máy thì không thể phát triển được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Lấy dẫn chứng cho vấn đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, khoảng 70% ngân sách dùng để chi trả lương, chi thường xuyên, như vậy tỷ lệ ngân sách dành cho chi đầu tư phát triển thấp. Trong khi các quốc gia khác chi trên 40% ngân sách cho trả lương và dành trên 50% ngân sách chi cho quốc phòng – an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…
“Vì sao không thể tăng lương được là vì tăng lương ngân sách chi cho trả lương sẽ tăng lên đến 80 – 90%, không còn tiền ngân sách để cho các hoạt động khác”. Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị, cần phải nhìn vào thực chất để tiếp tục tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tổng Bí thư nêu thực tế, có nhiều bộ ngành bộ máy tổ chức cồng kềnh, không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, dẫn tới cơ chế xin cho làm mất thời gian của người dân và doanh nghiệp. Do đó, cần phân cấp, phân quyền, địa phương chịu trách nhiệm và những quan điểm này đã được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật, cần triển khai trong thực tiễn cuộc sống.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “rà soát lại tình trạng một việc nhiều người làm, nhưng không ai chịu trách nhiệm chính; cần xác định chính quyền là chính quyền phục vụ, nhưng qua rà soát có tình trạng không muốn chuyển đổi số vì tâm lý lo ngại mất việc”.
Vì vậy, cần rà soát chi tiết, việc làm nào, hành vi nào phục vụ gì và tạo điều kiện gì cho Nhân dân, có phục vụ Nhân dân tốt hơn hay không. “Tôi rất bức xúc, một tờ giấy khai sinh thôi, nhưng 5 - 6 cơ quan tham gia và người dân mất cả tuần đến 10 ngày để làm thủ tục (giấy chứng sinh, số định danh, giấy khai sinh, hộ khẩu, bảo hiểm y tế). Tại sao không ở ngay trạm y tế có thể hoàn thành tất cả các thủ tục?” Khi đó, cán bộ tư pháp không còn phải làm những việc hành chính đơn thuần, mà thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn pháp luật, tư vấn pháp luật cho Nhân dân.
Nhắc lại tinh thần cần rà soát chi tiết, cụ thể để đổi mới, Tổng Bí thư cho biết, Nghị quyết Trung ương đã nêu chủ trương, đường lối, nhưng cần phải trở thành cuộc cách mạng để thấm nhuần tư tưởng này đến từng chi bộ, đảng viên; nhiệm vụ tinh giản biên chế không chỉ là của Bộ Nội vụ, các cơ quan, bộ máy quản lý nhà nước.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.