'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại TP. HCM tối 21/7, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết so với số ca mắc Covid-19 đang điều trị hiện nay là hơn 35.000 trường hợp, số giường thu dung, điều trị của TP. HCM cơ bản đáp ứng đủ. Trong thời gian tới, mỗi ngày sẽ có 1.000 người xuất viện nếu tình hình điều trị đảm bảo như hiện nay.
Về công tác tiêm chủng, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết TP sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng đợt 5 với 930.000 liều vaccine trong khoảng 2-3 tuần, cần thiết sẽ kéo dài hơn nhằm đảm bảo việc giãn cách và cố gắng không để xảy một số bất cập như đợt 4. Đối tượng ưu tiên tiêm chủng đợt 5 vẫn thực hiện theo Nghị quyết 21.
Tuy nhiên, với mong muốn giảm tối thiểu nguy cơ tử vong do mắc Covid-19, TP ưu tiên tiêm vaccine cho những người trên 65 tuổi và người có bệnh nền. Những đối tượng này sẽ được tiêm trong bệnh viện.
Mỗi quận, huyện bố trí ít nhất 2 điểm tiêm, tùy tình hình có thể mở rộng thêm điểm tiêm. Mỗi điểm tiêm tối đa 120 người/ngày để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, ngành y tế giao cho Trung tâm cấp cứu 115 làm đầu mối triển khai cấp cứu tại các điểm tiêm để kịp thời xử lý các phản ứng.
Về việc cách ly trường hợp F1 tại nhà, theo ông Nguyễn Hữu Hưng, TP đã thí điểm ở nhiều quận, huyện và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) đã có văn bản hướng dẫn thực hiện cách ly trường hợp F1 tại nhà.
Từ lúc được thông báo là trường hợp F1 đến khi thực hiện cách ly, người cách ly sẽ được chọn hình thức cách ly. Nếu muốn cách ly tại nhà sẽ đăng ký với địa phương; trạm y tế tham mưu thành lập tổ thẩm định điều kiện cách ly tại nhà.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng một số quy định của Bộ Y tế hơi khó áp dụng tại TP. HCM. Do đó, ngành y tế có ý kiến rút gọn quy định, thay vì thành lập tổ thẩm định, người cách ly sẽ tự khai điều kiện cách ly của mình; tổ trưởng sẽ xác nhận điều kiện. Nếu đáp ứng đủ, địa phương ra quyết định cách ly tại nhà. Người cách ly tại nhà sẽ được giám sát bởi lực lượng địa phương như công an, dân quân, đơn vị y tế…
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết TP đã đề ra 3 kịch bản sau 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Cụ thể, kịch bản thứ 1 là TP kiểm soát được dịch, lúc này sẽ xem xét lại việc thực hiện chỉ thị 16. Kịch bản thứ 2 là chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng, lúc này sẽ tiếp tục chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện 16+ ở một số địa bàn. Kịch bản thứ 3 là dịch gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát, TP phải tính đến tình huống phong tỏa với biện pháp mạnh hơn.
Theo ông Mãi, trong thời gian qua, số ca dương tính phát hiện hằng ngày còn tăng, đỉnh dịch có thể chưa đạt được và sẽ tiếp diễn biến phức tạp. Do đó, tình hình dịch của TP phù hợp với tình huống thứ 2 là tiếp tục chỉ thị 16 và tăng cường biện pháp ở một số địa bàn. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP cũng đang chuẩn bị cho giải pháp tăng cường thực hiện chỉ thị 16.
"Chúng ta có 3 tình huống đặt ra. Dù rất nỗ lực nhưng vẫn không đạt được kịch bản thứ nhất. Chúng ta sẽ tiếp tục chống dịch theo kịch bản thứ 2, tiếp tục chỉ thị 16 và siết chặt ở một số địa bàn", ông Mãi nói.
Ông cũng cho biết thêm, ngày 22/7, Thành ủy sẽ có định hướng mới cho giai đoạn thực hiện chỉ thị 16 nâng cao, tăng cường các giải pháp khi TP thực hiện giãn cách cùng 19 tỉnh miền Tây.
Nhóm giải pháp thứ nhất là sẽ tập trung tuyên truyền, vận động, giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Với một số khu vực nguy cơ rất cao, đông dân cư như nhà trọ của người lao động, giãn cách chưa đảm bảo thì TP sẽ tính toán giãn dân phù hợp nhằm tạo điều kiện để người dân ít tiếp xúc. Đây là việc đầu tiên để giãn cách triệt để người với người, nhà với nhà.
"TP tiếp tục tuyên truyền, thực hiện triệt để một tuần hoặc 10 ngày tới nhằm ngăn chặn dòng lây lan để có thể lập đỉnh dịch thời gian này rồi thực hiện biện pháp tiếp", ông nói.
Nhóm biện pháp thứ 2 là tập trung cao vào phân loại, phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị F0. Theo đó, ngành y tế TP đã đề ra mô hình 5 tầng.
Theo ông Mãi, mô hình phân nhóm, phân tầng theo 5 tầng sẽ giúp giảm tải cho ngành y tế TP. Do vậy, không cần đưa người không có triệu chứng vào cơ sở điều trị mà chủ yếu ở địa phương quản lý, theo dõi, chăm sóc.
Nhóm giải pháp thứ 3 là đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho khu phong tỏa, nhóm gia đình khó khăn cần tăng cường hơn vì phải thực hiện giãn cách triệt để, hạn chế việc đi ra ngoài.
Giải pháp thứ 4 là tập trung bảo vệ, mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19. Thời gian qua, TP tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao nhưng sẽ mở ra hoạt động ở vùng đệm để bảo vệ vùng xanh được an toàn, củng cố mở rộng vùng xanh.
"Đây là sự chuyển trọng tâm thời gian tới. Bên cạnh bao vây làm hẹp lại vùng đỏ thì mở rộng vùng xanh cũng rất cần thiết", ông chia sẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.