'TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển kinh tế xanh'

Bích Thuỷ - 10/02/2024 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Trước thềm năm mới, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã dành cho Tạp chí Đầu tư Tài chính một cuộc phỏng vấn trong đó nhấn mạnh đến vấn đề chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh.

VNF
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

- Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Xin ông cho biết tình hình triển khai Nghị quyết này?

Ông Phan Văn Mãi: Trong thời gian qua, thành phố đã chủ động triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Nghị quyết 98 bao gồm 44 cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 với sự tham gia của các Bộ, ngành trung ương phối hợp với TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao được lãnh đạo Bộ, ngành và lãnh đạo Thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, cơ bản đạt kết quả tích cực, từng bước tạo được động lực để Thành phố phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, nổi bật là Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa nhằm triển khai các dự án kêu gọi đầu tư; Nghị quyết số 181/NQ-HĐND ban hành danh mục dự án để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa; Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ban hành Danh mục dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại Hợp đồng BOT, theo đó, chuẩn bị 05 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại Hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT); Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức của kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong năm 2024?

Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện vẫn là nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triển.

Bên cạnh đó, điễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư… của nước ta nói chung và thành phố nói riêng. Cơ cấu cầu thế giới thay đổi theo hướng tới “tiêu dùng xanh” tạo ra thách thức không nhỏ đối với các sản phẩm của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ… từ đó tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới.

Thách thức đối với liên kết vùng sẽ còn phức tạp nếu không sớm xác định và triển khai các biện pháp đặc thù nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành và từng địa phương. Sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, hậu quả và tác động của dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, cộng hưởng với những khó khăn, thách thức mới từ đầu năm 2023 đến nay; du lịch đối diện với nhiều thách thức; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn khó khăn.

Trên cơ sở kế thừa thành quả đạt được, trong năm 2024, thành phố quyết tâm thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số và thực hiệu quả Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, qua đó đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 7,5% - 8%. Thành phố sẽ chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành; quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự lãnh đạo của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; khắc phục hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính và tăng cường phân cấp, ủy quyền; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung cải tiến Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân; triển khai Kế hoạch nâng cao các chỉ số cải cách hành chính thành phố.

Đồng thời, sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng và triển khai các giải pháp Chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số một cách đồng bộ thống nhất. Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu theo chiến lược Quản trị dữ liệu của thành phố. Tập trung các nội dung về phát triển, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP) đảm bảo nhiệm vụ kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); liên thông kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trên địa bàn thành phố; tổ chức lại hệ thống đánh giá chỉ số kinh tế số; thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số…

Thành phố cũng sẽ tận dụng tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố theo Nghị quyết số 98/2023/QH15. Theo đó, sẽ triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược; phối hợp Bộ, ngành Trung ương xây dựng Nghị định của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho thành phố và về việc mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.

- TP. Hồ Chí Minh sẽ có những điểm mới nào trong hoạt động thu hút đầu tư từ trong năm 2024?

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số tiếp tục được Thành phố quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố, Thành phố chủ động trong xây dựng Kế hoạch, Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư ưu tiên phát triển xanh, phát triển số trong năm 2024 nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh làm nền tảng xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thành phố tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các mặt hàng sản phẩm công nghiệp chủ lực và tiềm năng; các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh và thế mạnh sản xuất với sản lượng lớn; các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số, sản phẩm sản xuất “xanh, tuần hoàn”. Trong đó, tập trung các lĩnh vực như tây dựng và triển khai phát triển thị trường carbon tại thành phố; năng lượng tái tạo; giao thông xanh; du lịch xanh…

Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư tập trung xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh; tích hợp tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ và tăng cường theo hướng liên ngành, liên vùng, thúc đẩy các ngành xanh, giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

(VNF) - Mới đây, Lý Hải dtrở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.