TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên 15.818 tỷ đồng

Anh Phan - 20/10/2021 09:02 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021.

VNF
TPBank lấy ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021.

Trong thư gửi các cổ đông, TPBank cho hay trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tế, nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát huy tối đa các nguồn lực trong lộ trình chiến lược của TPBank, HĐQT ngân hàng dự kiến thông qua phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021 dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo đó, nhà băng này dự kiến phát hành thêm hơn 410 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 35%, tức là cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu TPB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận để lại chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh dưới 1 đơn vị sẽ bị hủy bỏ.

Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với mức vốn điều lệ hiện tại là 11.717 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, TPBank trước đó đã công bố về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% so với cùng kỳ và hoàn thành trên 75% kế hoạch mục tiêu.

Hiện tại, tổng tài sản ngân hàng đạt trên 154.000 tỷ đồng, hoàn thành tới 98,76% kế hoạch mục tiêu đã đề ra tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 năm nay. Tổng huy động đạt trên 138.000 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 97,3% kế hoạch mục tiêu.

Đầu tháng 9, TPBank thông báo đã trích lập đủ dự phòng và mua lại toàn bộ 756,6 tỷ đồng danh mục trái phiếu VAMC trước thời hạn. Động thái này giúp TPBank đưa số liệu nợ xấu về chỉ còn nợ nội bảng, giúp ngân hàng có thể chủ động theo dõi và xử lý nợ xấu, tăng tính minh bạch cho ngân hàng.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.