Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast), Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ).
Dự án thuộc vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, nằm trên 2 cù lao biệt lập, ngăn cách với đất liền bởi sông Thêu rộng trung bình 1km. Trên hai cù lao không có dân cư, không có hoạt động canh tác, nằm tiếp giáp luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải.
Dự án có quy mô 7,2 km cầu cảng, nhu cầu sử dụng đất khoảng 571 ha. Do đó, cảng có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEUs - một TEUs tương đương container loại 20 feet).
Tổng mức đầu tư 'siêu' cảng này gần 129.000 tỷ đồng – khoảng 6 tỷ USD do nhà đầu tư tự thu xếp thực hiện.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến chia làm 7 giai đoạn triển khai, trong đó, giai đoạn một khai thác năm 2027 và giai đoạn cuối sẽ được hoàn thành năm 2045. Tổng công suất hàng hóa thông qua dự kiến đạt 4,8 triệu TEUs vào năm 2030, và tăng trưởng dần đạt tới 16,9 triệu TEUs khi dự án hoạt động hết công suất (dự kiến năm 2047).
Theo TS. Trần Du Lịch - Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự án được hãng biển hàng đầu thế giới chọn vị trí, tính toán trùng với ý tưởng phát triển của TP. HCM. Dự án cần phải đẩy nhanh tiến độ để Cần Giờ phát triển thành đô thị, tạo sức bật cho vùng kinh tế Đông Nam bộ. Đồng thời, cảng trung chuyển quốc tế sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy, hình thành trung tâm tài chính TP. HCM.
Cục trưởng Cục hải quan TP Hồ Chí Minh Đinh Ngọc Thắng cho rằng, dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là mong mỏi của nhiều thế hệ, nếu không làm bây giờ sẽ bị tụt hậu. Ông Thắng ví von với cảng Tân Cảng và Hiệp Phước hiện nay thì thành phố giống như một chợ nhỏ, chỉ khi có Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ mới là chợ lớn.
Bài toán đặt ra cho siêu cảng này là làm sao hình thành được dự án lớn nhưng vẫn giữ được môi trường và tạo đột phá biến Cần Giờ thành một cực phát triển.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thuộc vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nằm trong vùng chuyển tiếp trên 2 cù lao cách vùng lõi khu dự trữ bằng sông Thêu rộng khoảng 1 km2. Khu vực này khá biệt lập, không ảnh hưởng tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Bên cạnh đó, với tính chất cảng trung chuyển container, phương thức được sử dụng chủ yếu là vận tải đường biển, không cần đầu tư quá nhiều về hạ tầng đường bộ kết nối, giảm tác động đến môi trường.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.