Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thống kê của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho thấy từ đầu năm đến khoảng giữa tháng 6/2019, đã có gần 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 72%.
Chi tiết hơn, nhóm ngành ngân hàng phát hành 18.200 tỷ đồng, trong đó VPBank phát hành 5.900 tỷ, chiếm đến 32%, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định từ 6,4% - 6,9%. Một số ngân hàng khác cũng phát hành trái phiếu có thể kể đến như OCB, BacABank, HDBank, VIB, SeABank, LienVietPostBank, ABBank, ACB.
Nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành với 16.230 tỷ đồng, chiếm 30% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm. Đây là nhóm ngành có mức lãi suất coupon cao nhất, phổ biến trên 10%/năm, cao nhất là trái phiếu của Phát Đạt với mức lãi suất coupon lên đến 14,5%/năm.
Trái phiếu doanh nghiệp của các công ty bất động sản, xây dựng thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất, có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm, phổ biến là kỳ hạn 2 năm. Các công ty phát hành tiêu biểu trong nửa đầu năm có thể kể đến như Becamex IJC, Khang Điền, Phát Đật, Novaland, Hà Đô, Văn Phú Invest, Newco, TNR Holdings, FLC, MBLand & Tonkin...
Trong khi đó, các doanh nghiệp chứng khoán huy động 5.089 tỷ thông qua hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất coupon từ 8% - 11,3%, kỳ hạn phổ biến từ 1 – 3 năm. VNDirect dẫn đầu với 1.460 tỷ đồng trái phiếu phát hành, kỳ hạn từ 1-3 năm, lãi suất 9,5% - 11,3%/năm, trong đó 660 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là tất yếu, không chỉ bởi tỷ trọng huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam so với GDP quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hàm ý dư địa tăng trưởng còn rất nhiều, mà trong bối cảnh hiện nay, khi mà Ngân hàng Nhà nước chủ động giảm đà tăng tín dụng, đồng thời siết tín dụng mảng bất động sản, siết tín dụng trung và dài hạn, cùng với đó là áp lực đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn đối với các ngân hàng cũng như chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng được đà mở rộng.
Tỷ trọng huy động vốn qua trái phiếu tại Việt Nam so với GDP quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham Vietnam) cho rằng hiện nay, quy mô cho vay tín dụng của Việt Nam đã vượt quá 150% GDP và với dự kiến áp dụng Basel II vào năm 2020, thị trường sẽ gặp khó khăn không chỉ trong hoạt động tín dụng để đầu tư mới mà còn trong cả việc đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh cơ bản.
Do đó, theo KoCham, Việt Nam cần phải có giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn giúp có thể thay thế, bổ trợ cho thị trường cho vay hiện tại.
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là hướng phải đi, tuy nhiên, hiện gần như chưa có cơ quan xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam, trong khi điều kiện tiền đề để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là phải song hành với việc đánh giá và cung cấp thông tin chính xác về doanh nghiệp.
"Hiện nay, PTR (Phát Thịnh Rating) là công ty đánh giá tín dụng đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thu hút nguồn vốn ngoại vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam thì đòi hỏi phải cân nhắc các chính sách giúp thu hút sự tham gia của các cơ quan xếp hạng tín dụng (CRA) có tín nhiệm của nước ngoài", KoCham cho hay.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà cho đến nay, vẫn chưa có cơ quan xếp hạng tín dụng nào ngoài Phát Thịnh Rating được cấp phép tại Việt Nam, kể cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bản thân Phát Thịnh Rating cũng chưa có hoạt động nào đáng kể liên quan đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Trước nay, nhân viên ngân hàng luôn phải chịu áp lực doanh số rất lớn, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân. Trong đó, số dư tiền gửi ngân hàng là một trong những chỉ tiêu bắt buộc, khiến không ít nhân viên ngân hàng mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên.
Thế nhưng, một vài năm trở lại đây, ở một số ít ngân hàng có một sự dịch chuyển đáng chú ý: câu chuyện không còn là huy động được bao nhiêu tiền gửi, câu chuyện là bán được bao nhiêu trái phiếu doanh nghiệp.
Khách hàng có nhu cầu gửi tiền, thay vì tư vấn gửi kỳ hạn bao lâu, lãi suất ra sao như thông thường thì nhiều nhân viên ngân hàng lại giới thiệu một sản phẩm "gửi tiền" mới, lãi suất cao, an toàn, thậm chí có những đặc tính ưu việt như có thể rút bất kỳ lúc nào với một lượng tiền nhất định, số tiền còn lại vẫn được tính lãi suất như thường.
Sản phẩm "gửi tiền" này nhanh chóng thu hút được khách hàng, có những nơi trở thành trào lưu, không chỉ khiến người gửi tiền truyền thống của ngân hàng đổi sang loại sản phẩm "gửi tiền" mới này, mà còn hút được không ít khách hàng từ ngân hàng khác.
Tuy nhiên, thực chất khi chuyển sang sản phẩm "gửi tiền" này, khách hàng thay vì gửi tiền vào ngân hàng, họ thực ra đang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ là trung gian phân phối và là đầu mối thu mua trái phiếu khi khách hàng cần bán.
Bởi thế cho nên, trong hợp đồng ký kết với khách hàng, chủ thể ký kết không phải là ngân hàng mà lại là... công ty chứng khoán, đa phần là công ty con hoặc công ty liên kết của ngân hàng.
Mặc dù trên lý thuyết, ngân hàng vẫn có quy định rằng khách hàng phải "nhận biết đầy đủ về tính năng của sản phẩm cùng với những rủi ro kèm theo, đã đọc và ký vào bản nhận biết rủi ro về sản phẩm" nhưng đa phần, khách hàng vẫn nghĩ rằng họ đang gửi tiền vào ngân hàng và không biết rằng thực ra họ đang đầu tư trái phiếu.
Hình thức bán trái phiếu kiểu này đang rất thành công, trong đó tiêu biểu là trường hợp của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Công ty Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam (Techcom Securities - TCBS) - công ty con do Techcombank sở hữu 100% vốn điều lệ - là doanh nghiệp chiếm đến trên 80% thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HoSE.
Trong năm 2018, TCBS đã phân phối thành công hơn 61.992 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, tăng 79% so với năm 2017. Trong đó, phần lớn lượng trái phiếu được phân phối cho nhà đầu tư cá nhân.
Thành quả rất rõ ràng. Techcombank - thông qua TCBS - thu được lượng lớn lợi nhuận từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp (ước tính khoảng hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2018), đồng thời cũng ghi nhận lượng lợi nhuận đáng kể từ hoạt động môi giới trái phiếu.
Techcombank đang rất thành công với hình thức phân phối trái phiếu qua kênh ngân hàng
Một trong những nguyên nhân khiến hình thức phân phối trái phiếu qua ngân hàng ngày càng được ưa chuộng là bởi trong bối cảnh nhu cầu phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ngày càng lớn, chính việc gần như không có cơ quan xếp hạng tín dụng đã làm cản trở tiến trình phát triển bình thường của thị trường trái phiếu và do đó, niềm tin được đặt vào các công ty chứng khoán có sự hậu thuẫn của các ngân hàng - định chế tài chính mà người dân tin tưởng bậc nhất.
Kể cả khi khách hàng hiểu rằng họ đang đầu tư trái phiếu thay vì gửi tiền thì với sự "bảo hộ" về mặt niềm tin từ phía ngân hàng, họ vẫn sẵn sàng "gửi tiền" dưới dạng đầu tư trái phiếu để hưởng lãi suất cao hơn đáng kể (mặc dù nếu tổ chức phát hành trái phiếu xảy ra vấn đề, chẳng hạn không chi trả được tiền lãi thì ngân hàng không có nghĩa vụ phải chi trả thay).
Thường thì các ngân hàng sẽ lựa chọn phân phối trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, có mức độ tín nhiệm cao nên rủi ro thường khá thấp, kỳ hạn ngắn thì rủi ro càng không đáng kể. Tuy nhiên, lượng trái phiếu của các doanh nghiệp này sớm muộn cũng đạt đến một ngưỡng nhất định, khi đó sẽ xuất hiện hàng loạt trái phiếu của các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp hơn, kèm lãi suất cao hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn. Nếu xảy ra vấn đề, rõ ràng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Vì vậy, việc cần làm ngay của các ngân hàng tham gia phân phối trái phiếu doanh nghiệp là phải đảm bảo khách hàng thực sự hiểu rõ rằng họ đang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chứ không phải đang gửi tiền vào ngân hàng. Điều này không phải thực hiện qua thủ tục, giấy tờ mà cần phải có sự đào tạo, phối hợp, gắn trách nhiệm lên các nhân viên ngân hàng, tránh tình trạng "lập lờ đánh lận con đen".
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.