Tranh cãi về chỉ định liên doanh trong dự án 29ha tại Đà Nẵng

Kim Anh-Nguyễn Cúc - 08/01/2020 21:41 (GMT+7)

Dự án 29ha thuộc Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê và phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, được nhiều luật sư đề cập.

VNF
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 8/1, tại phần tranh luận trong phiên tòa xét xử sơ thẩm hai bị cáo nguyên là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và đồng phạm về các tội: "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai,” luật sư bào chữa cho các bị cáo đã phân tích nhiều luận điểm, tập trung cho rằng các bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện chuyển nhượng các dự án bất động sản, nhà, đất công sản.

Dự án 29ha thuộc Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê và phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (viết tắt là Dự án 29ha) được nhiều luật sư đề cập.

Nói về dự án 29ha, luật sư Hồ Quốc Tuấn (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng) cho rằng hành vi của bị cáo Nguyễn Điểu không phải là đồng phạm bởi tất cả các bị cáo tại vụ án này đều thực hiện thông qua các văn bản hành chính, cấp trên gửi cho cấp dưới, cấp dưới báo cáo và trình cấp trên xem xét, quyết định, chứ không có việc bàn bạc, không phân công vai trò từng người để cùng cố ý thực hiện một hành vi phạm tội.

Luật sư Hồ Quốc Tuấn trình bày về báo cáo số 33/BC-STNMT ngày 18/1/2011 do bị cáo Nguyễn Điểu ký liên quan đến việc thu hồi đất, giao đất Dự án 29ha.

Theo luật sư, văn bản này có nội dung giao 29ha đất cho một công ty Việt Nam theo quy định và Công ty Daewon (Hàn Quốc) đã có văn bản xin liên doanh với Công ty Cổ phần Xây dựng 79, chứ bị cáo Nguyễn Điểu không có báo cáo chỉ định Công ty 79 liên doanh với Công ty Daewon.

Mặt khác, bị cáo Nguyễn Điểu cũng dựa trên cơ sở Công văn số 369/BC-XTĐT-XTDA ngày 30/12/2010 của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng có nội dung giao 29 ha cho Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng thực hiện việc ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty 79 (đơn vị thực hiện việc liên kết), chứ bị cáo Nguyễn Điểu không tự mình ký đề xuất giao 29 ha đất cho công ty này.

Cùng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Điểu, luật sư Nguyễn Thị Gấm cho rằng bị cáo Nguyển Điểu không tham mưu để lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ký ban hành Quyết định số 5870/QĐ-Ủy ban Nhân dân ngày 12/7/2011.

Việc thành phố Đà Nẵng không tổ chức đấu giá vì căn cứ vào Thỏa thuận nguyên tắc đã ký với Công ty Daewon và năm 2011, khu đất diện tích 29ha cũng chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Luật sư Nguyễn Thị Gấm dẫn chứng, trong cuộc giao ban ngày 9/2/2011, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định không giao Dự án 29ha cho Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng theo đề xuất của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng cũng như nội dung báo cáo 33 do bị cáo Nguyễn Điểu ký, mà đồng ý về nguyên tắc về việc thu hồi đất và chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 phần diện tích 29ha thuộc Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước để liên doanh với Công ty Daewon.

Tuy nhiên, về Dự án 29ha, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu rõ: Ngày 7/4/2008, Công ty Daewon có Văn bản số 04-04/DW gửi trực tiếp cho Trần Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, có nội dung: “Công ty Daewon cải tạo diện tích 29ha đất tại Khu đô thị quốc tế Đa Phước và bàn giao lại cho thành phố để thành phố có thể chuyển quyền sử dụng đất cho một công ty Việt Nam. Công ty Việt Nam này sẽ trả khoảng 5,5 triệu USD cho thành phố để lập một công ty liên doanh với công ty chúng tôi cho việc xây dựng nhà phố và biệt thự.”

Theo đó, văn bản của Công ty Daewon là đề nghị bàn giao 29ha cho thành phố để thành phố chuyển cho một công ty Việt Nam, chứ không phải Công ty Daewon xin liên doanh với Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Mặt khác, cáo trạng cũng khẳng định, sau khi hoàn thiện san lấp mặt bằng của Dự án giai đoạn 1, ngày 29/12/2010, Công ty Daewon có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Đà Nẵng với nội dung: “Liên quan đến vấn đề dự án, các hạng mục đã hoàn thành bao gồm việc san lấp xong khu đất 29ha được quy hoạch cho việc xây dựng biệt thự và nhà phố. Năm 2007, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 hỗ trợ chúng tôi triển khai dự án và nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích 29ha này. Nay chúng tôi đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tiến hành các thủ tục thu hồi đất và chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 để cùng Công ty Deawon thành lập liên doanh theo Thỏa thuận nguyên tắc.”

Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận từ năm 2006, trước khi Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Công ty Daewon ký Thỏa thuận nguyên tắc, Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng 79) đã được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng giao hợp tác với Công ty Daewon triển khai thực hiện Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước. Như vậy, không có việc Daewon đề xuất liên doanh với Công ty 79.

Ngay từ đầu, khi ký kết Thỏa thuận nguyên tắc năm 2006 với Công ty Daewon, Trần Văn Minh (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng), Lê Cảnh Dương (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư) và Nguyễn Điểu (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng) cùng các nội dung tham mưu, đề xuất của các bị cáo này đã tạo điều kiện để cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 của bị cáo Phan Văn Anh Vũ được tham gia Dự án và nhận quyền sử dụng phần diện tích 29 ha đất tại Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước không qua đấu giá quyền sử dụng đất, với giá 300.000 đồng/m2.

Ngày 9/1, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

(VNF) - Trung tâm triển lãm Hội chợ của Công ty cổ phần ACS Việt Nam hết thời 'hoàng kim', trở thành kho chứa hàng, cơ sở vật chất xuống cấp. Các công ty con đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thiện thủ tục liên quan chấm dứt hoạt động kinh doanh do nợ thuế. Cùng với đó, cổ đông SCIC muốn thoái vốn tại ACS.

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

(VNF) - Dự kiến đến năm 2035, TP. HCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt (metro) gồm các tuyến số 1 (40,8km); số 2 (20,22/62,8km); số 3 (29,53/62,17km); số 4 (36,82/43,4km); số 5 (32,5/53,87km); số 6 (22,85/53,8km)...

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

(VNF) - 491m² mặt bằng mái Lotte Mart xây không phép và hàng loạt trường hợp vi phạm xây dựng khác tại quận 7, TP.HCM sẽ bị địa phương cưỡng chế tháo dỡ thời gian tới.

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

(VNF) - Khách sạn 4 sao có tên Romance, toạ lạc tại số 16 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, TP. Huế là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Doanh Ngân tại VietinBank Thừa Thiên - Huế vừa được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo bán đấu giá với 127,504 tỷ đồng.

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

(VNF) - Theo sự phát triển của xã hội, càng có nhiều người chọn cuộc sống độc thân thay vì lập gia đình có con. Không bị áp lực về gia đình con cái, liệu những người độc thân trên 35 tuổi cần lưu ý những điều gì về quản lý tài chính cá nhân khi đã bước sang tuổi 35?

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

(VNF) - Tại cuộc họp báo mới đây của TP. HCM, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng Phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện nay TP. HCM có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu của nhà nước chưa bố trí, không có người ở.

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

(VNF) - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 15 triệu đồng/lượng. Giữa lúc vàng 'nóng bỏng tay', thương hiệu độc quyền vàng miếng SJC đề ra mục tiêu lãi 70 tỷ đồng sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Quảng Bình: Gọi đầu tư khu đô thị mới ven biển 466 tỷ đồng

Quảng Bình: Gọi đầu tư khu đô thị mới ven biển 466 tỷ đồng

(VNF) - Dự án Khu đô thị Hải Ninh 2 thuộc địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có diện tích sử dụng đất khoảng 205.920 m2, tổng mức đầu tư 466 tỷ vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình công bố danh mục dự án mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện.

Bộ Giao thông - Vận tải thúc TP.HCM cùng các tỉnh làm đường Vành đai 4

Bộ Giao thông - Vận tải thúc TP.HCM cùng các tỉnh làm đường Vành đai 4

(VNF) - Bộ Giao thông - Vận tải vừa đề nghị UBND TP. HCM phối hợp với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn đơn vị tư vấn cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TP. HCM

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam: Đang đi nhanh nhưng cần 'xa lộ' lớn hơn

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam: Đang đi nhanh nhưng cần 'xa lộ' lớn hơn

(VNF) - Theo TS Cấn Văn Lực, Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu, đảm bảo điều kiện cần thiết cho phát triển ngân hàng số. Đồng thời, ban hành các quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.