Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tờ Channel A của Hàn Quốc dẫn lời quan chức tình báo nước này cho hay: "Kháng thể bệnh than đã được phát hiện trong máu của một binh sĩ Triều Tiên đào tẩu trong năm nay".
Mặc dù ông không nêu rõ người lính này bị phơi nhiễm với bệnh than hay đã được tiêm chủng ngừa bệnh, nhưng thông tin này đã làm dấy lên lo ngại cho người dân Hàn Quốc bởi vi khuẩn bệnh than có khả năng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, dễ phát tán và gây tỷ lệ tử vong lên tới 90%.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo cho hay Seoul vẫn chưa tự sản xuất vaccine ngừa bệnh than, chỉ mới dự kiến chế tạo vào cuối năm 2019.
Tuần trước truyền thông Nhật Bản đã cáo buộc Triều Tiên đang nghiên cứu cách đưa vi khuẩn bệnh than lên đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, biến nó thành thứ vũ khí sinh học lợi hại. Vi khuẩn than vốn là một trong những vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới, theo cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Andrew Weber.
Theo báo cáo của Trung tâm Belfer thuộc đại học Harvard hồi cuối tháng 10, Triều Tiên có thể đang sở hữu 13 loại vi khuẩn, trong đó có loại gây ra ngộ độc thịt (botulism), tả, đậu mùa và bệnh than. Phương tiện lan truyền có thể bao gồm các tên lửa, máy bay, thiết bị bay không người lái, bình xịt. Báo cáo cho rằng Triều Tiên có thể sử dụng người trung gian truyền bệnh với lực lượng đặc nhiệm 200.000 người có khả năng bí mật đột kích Hàn Quốc.
Trong Chiến lược An ninh Quốc gia công bố hôm 19/12, Mỹ cũng cáo buộc Triều Tiên đang chi hàng trăm triệu USD cho chương trình vũ khí hóa học và sinh học có khả năng đe dọa Mỹ.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 27/12 khẳng định có ít nhất 4 người dân Triều Tiên sống ở huyện Kilju có dấu hiệu bị nhiễm xạ hạt nhân.
Theo Reuter, 4 người trên thuộc nhóm 30 người đào tẩu từ huyện Kilju, nơi đặt điểm thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Hàn Quốc đã theo dõi tình hình sức khỏe của họ chặt chẽ sau khi chạy trốn đến nước này kể từ tháng 10.
Tuy nhiên, chính quyền Hàn Quốc cho rằng không thể khẳng định người dân Triều Tiên bị nhiễm xạ từ các vụ thử hạt nhân không được đảm bảo của Bình Nhưỡng. Theo các nhà khoa học, các yếu tố khác như tuổi tác hay tình trạng nghiện thuốc lá cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Triều Tiên đã thử hạt nhân 6 lần tại Punggye-ri từ năm 2006. Lần thử thứ sáu, uy lực nhất, diễn ra hồi tháng 9. Giới chuyên gia lo ngại các vụ thử có thể khiến phóng xạ rò rỉ ra khu vực lân cận, khiến sức khỏe người dân bị ảnh hưởng. Phơi nhiễm phóng xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về bạch cầu và một số loại ung thư.
Chính phủ Hàn Quốc luôn khuyến khích người đào tẩu Triều Tiên tại nước này khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm phóng xạ nhiều trường hợp hơn.
Bệnh than (Anthrax) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra trên các loài động vật máu nóng, gồm gia súc, động vật hoang dã và con người. Đại dịch bệnh than từng xảy ra nhiều lần, chủ yếu ảnh hưởng tới nông dân, những người thường phải tiếp xúc với gia súc nhiễm vi khuẩn.
Vi khuẩn bệnh than có thể dễ dàng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đồng thời có khả năng sinh tồn cao. Chúng có thể ngủ yên trong nhiều năm trước khi xâm nhập vật chủ, tái kích hoạt và sinh sôi. Một lượng nhỏ vi khuẩn bệnh than bằng móng tay cũng có khả năng làm hơn 10.000 người thiệt mạng.
Vi khuẩn bệnh than có thể được nhồi vào các loại đầu đạn và phát tán trên diện rộng sau khi được bắn đi, lây nhiễm cho binh sĩ và dân thường ở khu vực mục tiêu.
Ít nhất 5 quốc gia từng công khai phát triển loại vũ khí này gồm Anh, Nhật Bản, Mỹ, Nga và Iraq.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.