Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo nhóm điều tra của công ty an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại Australia, đơn hàng mua bộ xét nghiệm PCR đã tăng từ tháng 5/2019, và tăng mạnh trong khoảng thời gian tháng 7 đến tháng 10 cùng năm.
Qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu từ một trang web tổng hợp thông tin từ các gói thầu mua sắm công ở Trung Quốc, nhóm điều tra nhật thấy các đơn đặt hàng tăng gấp đôi tại các trường đại học, tăng gấp 5 lần tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), và tăng 10 lần tại các cơ quan xét nghiệm động vật. Trong khi đó, đơn mua tại các bệnh viện giảm hơn 10%.
Trong đó, Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, một trong những cơ sở đóng vai trò trực tiếp trong phản ứng với những dịch bệnh mới nổi tại Hồ Bắc, đã chi gần 1,4 triệu USD để mua bộ xét nghiệm PCR trong năm 2019, cao gấp 8 lần tổng số tiền trong năm 2018.
Công ty an ninh mạng Internet 2.0 cho rằng sự gia tăng nhu cầu mua bộ xét nghiệm PCR có liên quan đến sự xuất hiện của Covid-19 ở tỉnh Hồ Bắc vào năm 2019.
Dựa trên kết quả báo cáo, các nhà điều tra phỏng đoán virus SARS-CoV-2 đã bắt đầu lây lan sớm hơn nhiều so với việc Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế đã phủ nhận phỏng đoán này và cho rằng báo cáo của nhóm điều tra chưa có đủ thông tin để đưa ra kết luận như vậy.
Các chuyên gia này cho biết xét nghiệm PCR được dùng để phát hiện các chuỗi gien nhất định trong mẫu thử, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ giới hạn trong việc phát hiện virus SARS-CoV-2.
Ông David Robinson, trưởng nhóm điều tra của Internet 2.0, cũng cho rằng thời gian của một số hợp đồng và các cơ quan đứng sau việc mua bán, cho thấy giới chức Hồ Bắc đang điều tra một căn bệnh mới ở người trong suốt nửa cuối năm 2019. Tuy nhiên, ông cho biết phát hiện này không phải là bằng chứng để kết luận nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Phản ứng trước bản báo cáo này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng những nghiên cứu này không đáng tin cậy.
Ở động thái liên quan mới nhất, hãng tin The Wall Street Journal (WSJ) ngày 26/9 đưa tin WHO hiện có kế hoạch mở lại cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19 sau khi tập hợp được một nhóm chuyên gia gồm 20 người.
Với tên gọi “Nhóm Cố vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc của các mầm bệnh lạ”, nhóm này gồm các chuyên gia về an toàn trong phòng thí nghiệm và an toàn sinh học, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực di truyền và bệnh động vật.
Các quan chức WHO cho biết nhiệm vụ của nhóm cố vấn là tìm hiểu chính xác cách thức xuất hiện của virus SARS-CoV-2.
Họ sẽ phải nghiên cứu sâu hơn giả thuyết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm và tiến hành những nghiên cứu rộng hơn về các nguy cơ do loại virus này gây ra trong tương lai.
Cuộc điều tra mới dự kiến sẽ được tiến hành sau khi xác nhận rằng thông tin về nguồn gốc SARS-CoV-2 dựa trên kết quả cuộc điều tra trước đây của WHO là không đủ.
Trước đó, sau khi WHO lên kêu gọi chính phủ các nước, bao gồm Trung Quốc, hợp tác để đẩy nhanh các nghiên cứu điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và cho rằng việc kêu gọi cung cấp thêm dữ liệu đang được thúc đẩy bởi động cơ chính trị thay vì nghiên cứu khoa học.
Xem thêm >> Báo The Guardian nêu tên Việt Nam trong Hồ sơ Pandora
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.