Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau khi GDP chỉ tăng 2,3% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6% cho năm nay.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố ngày 18/10, trong 9 tháng năm 2021, GDP của Trung Quốc đã tăng 9,8%, đạt 82,31 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 12,8 nghìn tỷ USD).
Tuy nhiên, riêng trong quý III, GDP của nước này chỉ tăng 4,9%, giảm so với mức tăng trưởng 7,9% của quý 2, trong bối cảnh những thách thức kinh tế ngày càng gia tăng, như bất ổn trong lĩnh vực bất động sản, khủng hoảng năng lượng, tâm lý tiêu dùng suy yếu cũng như giá mặt hàng nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Thêm vào đó, tác động của các đợt dịch Covid-19 trong cộng đồng xảy ra ở nhiều địa phương cũng tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Đây cũng là giai đoạn kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát, chỉ ngang với quý III/2020.
Nhiều chuyên gia nhận định, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý IV sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn và có thể kéo giảm tăng trưởng GDP trong cả năm 2021.
Một loạt ngân hàng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2021 do thiếu điện và nỗ lực giảm nợ trong ngành bất động sản nước này, bên cạnh những nguồn áp lực khác như tiêu dùng yếu.
Goldman Sachs dự báo GDP quý IV của Trung Quốc có thể chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ, giảm so với dự đoán trước đó là 4,1%.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phân tích vẫn lạc quan rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt mốc tăng trưởng trong năm nay, dự báo có thể đạt trên 8%.
Hãng tin Global Times mới dây dẫn thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết diễn biến dịch cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc nước này từ tháng 3 đến nay nghiêm trọng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các ca nhiễm cúm mùa ở các tỉnh phía nam đã tăng vọt từ tháng 9.
Trong khi đó, cũng theo Global Times, nguy cơ từ các ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh sẽ gây thêm bất ổn trong mùa đông trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu vẫn rất đáng lo ngại.
Các chuyên gia Trung Quốc lo ngại dịch Covid-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể kết hợp với nhau và gây ra “đại dịch kép” vào mùa đông sắp tới và mùa xuân năm sau.
Theo tuyên bố của chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), Bắc Kinh sẽ không nới lỏng hạn chế biên giới cho tới khi nào phần còn lại của thế giới có tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở mức thấp, số ca nhiễm ít hơn và tỷ lệ tiêm vaccine cao, đặc biệt là ở các nước lớn.
Giới chức Trung Quốc cho tới nay vẫn kiên định theo đuổi chiến lược “không ca mắc Covid-19” bằng các biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại.
Xem thêm >> Nhánh đầu tiên của Dòng chảy phương Bắc 2 lấp đầy 177 triệu m3 khí, sẵn sàng vận hành
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.