Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tờ SCMP đưa tin, các nhà địa chất Trung Quốc gần đây đã phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ ở dãy núi Himalaya. Vành đai đất hiếm này trải dài hơn 1.000 km và sẽ giúp nâng cao vị thế của Bắc Kinh trên thị trường đất hiếm toàn cầu khi được đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, vị trí của vành đai đất hiếm này khá “nhạy cảm”. Nó nằm dọc biên giới phía Nam của Tây Tạng, nơi mà Trung Quốc và Ấn Độ đang có tranh chấp lâu năm. Chưa kể, việc đánh giá một khu vực rộng lớn và xa xôi như vậy có thể tốn tới hàng vài năm, thậm chí là hàng chục năm.
Các nhà địa chất Trung Quốc cho rằng quốc gia nào có thể xác định chính xác trữ lượng đất hiếm này sẽ giành được lợi thế chiến lược.
Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào ngành công nghiệp khai thác chất hiếm. Năm 2020, Trung Quốc đưa công cụ AI cùng các phương tiện hiện đại vào quá trình xử lý tất cả dữ liệu thô mà vệ tinh thu thập được để xác định trữ lượng đất hiếm ở Tây Tạng. Hiện tại, quốc gia này đang sở hữu một số cơ sở khai thác đất hiếm ở Nội Mông, Quảng Đông, Giang Tây và Tứ Xuyên.
Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, được xem là “vàng của thế kỉ 22”. Đây là nguyên liệu chiến lược đối với sự phát triển của nhiều ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang,…Tầm quan trọng của đất hiếm khiến nhiều quốc gia khao khát. Nhật Bản xem đất hiếm là “hạt giống của công nghệ” trong khi Mỹ ví nó như “kim loại công nghệ”.
Đối với Trung Quốc, đất hiếm lại giống như một vũ khí đáng gờm. Chính quyền Bắc Kinh không ít lần biến đất hiếm trở thành “công cụ” tạo lợi thế trong ngoại giao quốc tế. Năm 2010, Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng. Năm 2019, quốc gia này đe dọa dừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Nhật Bản hiện đang phụ thuộc 58% đất hiếm mua từ Trung Quốc trong khi con số này đối với Mỹ là khoảng 80%.
Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, 5 quốc gia đứng đầu về trữ lượng đất hiếm trên thế giới gồm có Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.