Trung Quốc sắp đạt thặng dư thương mại kỷ lục 1.000 tỷ USD, ông Trump sẽ ‘xuống tay’?
(VNF) - Thặng dư thương mại của Trung Quốc đang trên đà đạt kỷ lục mới trong năm nay. Các nhà kinh tế cho rằng điều này sẽ làm gia răng nguy cơ khiến Bắc Kinh “va chạm” với một số nền kinh tế lớn nhất thế giới và khiến Tổng thống đắc cử Donald Trump tức giận.
Chênh lệch xuất – nhập khẩu ngày càng lớn
Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt gần 1.000 tỷ USD nếu tiếp tục mở rộng với tốc độ như từ đầu năm cho đến nay. Theo dữ liệu được công bố vào tuần trước, thặng dư thương mại hàng hóa của nước này đã tăng vọt lên 785 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay.
Con số này là mức cao nhất được ghi nhận trong cùng kỳ và tăng gần 16% so với năm 2023.
“Với giá xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đang giảm, tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu là rất lớn”, ông Brad Setser, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết trên X.
Trung Quốc đang dựa nhiều hơn vào xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu nội địa yếu kém. Bắc Kinh thời gian gần đây đã nỗ lực khắc phục tình hình này bằng cách bơm tiền để kích thích nền kinh tế.
Bức tranh ngày càng mất cân bằng đã khiến ngày càng nhiều quốc gia có "phản ứng", và chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có khả năng sẽ áp dụng thuế quan làm giảm dòng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
Các quốc gia từ Nam Mỹ đến châu Âu cũng đã tăng rào cản thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc với các mặt hàng như thép và xe điện.
Các công ty nước ngoài cũng đang rút tiền khỏi Trung Quốc, với các khoản nợ đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trong 3 quý, theo dữ liệu công bố vào ngày 8/11. Nếu sự suy giảm tiếp tục trong phần còn lại của năm, đây sẽ là dòng vốn FDI ròng đầu tiên chảy ra hàng năm kể từ năm 1990.
Cho đến nay, phản ứng từ Bắc Kinh là hứa hẹn hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty, khi hội đồng nhà nước tuyên bố cuối tuần trước rằng họ sẽ tăng hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng thương mại nước ngoài ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định việc làm.
Các công ty Trung Quốc đã tăng cường hiệu suất xuất khẩu của họ trong vài năm qua. Ngược lại, nền kinh tế chậm lại, điện khí hóa ngày càng tăng và thay thế hàng hóa sản xuất nước ngoài bằng các sản phẩm thay thế trong nước đang kìm hãm nhu cầu nhập khẩu.
Kết quả là vào tháng 10, Trung Quốc ghi nhận mức thặng dư lớn thứ ba trong lịch sử, chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục của tháng 6. Thặng dư thương mại tính bằng nhân dân tệ đạt 5,2% tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa trong 3 quý, mức cao nhất kể từ năm 2015 và cao hơn nhiều so với mức trung bình trong thập kỷ qua.
Thặng dư với Mỹ đã tăng 4,4% trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 9,6% với Liên minh châu Âu và tăng gần 36% với 10 quốc gia Đông Nam Á trong ASEAN, dữ liệu mới nhất cho thấy.
Sự mất cân bằng cũng đang gia tăng với nhiều quốc gia khác. Trung Quốc hiện xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn tới gần 170 quốc gia và nền kinh tế so với lượng hàng nhập khẩu từ các nước này, nhiều nhất kể từ năm 2021.
Một cuộc chiến tiền tệ cũng có thể đang diễn ra. Ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết họ sẵn sàng để đồng rupee suy yếu nếu Trung Quốc để đồng nhân dân tệ giảm giá để chống lại thuế quan của Mỹ.
Đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn và có thể làm gia tăng thêm thặng dư với Ấn Độ, đạt 85 tỷ USD trong năm nay, cao hơn 3% so với năm 2023 và cao gấp đôi so với mức của năm năm trước.
Lên kế hoạch cho những bất ổn
Trung Quốc đang chuẩn bị cho những gì có thể là một con đường bất ổn và khó lường trong cuộc cạnh tranh quyền lực ngày càng leo thang với Mỹ, sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sự trở lại của ông Trump có thể khiến mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc tăng tới 60%, điều này có thể tàn phá tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Sự trở lại nắm quyền của ông Trump chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn và rủi ro lớn hơn cho Trung Quốc. Cuối cùng, điều này có dẫn đến nhiều rủi ro hơn hay nhiều cơ hội hơn tùy thuộc vào cách hai bên tương tác với nhau", ông Shen Dingli, một nhà phân tích chính sách đối ngoại tại Thượng Hải cho biết.
Về mặt chính thức, Trung Quốc đã tìm cách thể hiện lập trường trung lập về chiến thắng của ông Trump. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ "tôn trọng" sự lựa chọn của Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã chúc mừng ông Trump vào ngày 7/11.
Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nói với tổng thống đắc cử rằng Trung Quốc và Mỹ có thể "tìm ra cách đúng đắn" để "hòa hợp trong kỷ nguyên mới".
Nhưng ẩn sau vẻ ngoài bình lặng, Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị cho những tác động và sự bất ổn.
“Ông Trump là một người rất thất thường. Hiện phải theo dõi xem ông ấy sẽ thực hiện các chính sách mà ông ấy đã hứa trong chiến dịch tranh cử ở mức độ nào, và liệu ông ấy có tuân thủ chương trình nghị sự nhiệm kỳ đầu tiên của mình hay không”, Liu Dongshu, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết.
‘Indonesia muốn trở thành một phần trong sự trỗi dậy của Trung Quốc’
Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.