Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng, lên mức 230 tỷ USD trong 2023

Quỳnh Anh - 05/03/2023 11:38 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” cho năm 2023, theo báo cáo công việc chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố hôm Chủ nhật (5/3).

VNF
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường nói chuyện tại phiên khai mạc của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 5/3/2023.

Ngày 5/3, tại phiên họp quốc hội thường niên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có bài phát biểu gần 1 giờ đồng hồ, báo cáo công việc của ông cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế cho năm 2023. Đây là đại hội cuối cùng của ông Lý với tư cách là Thủ tướng.

Theo Thủ tướng Trung Quốc, nước này đặt mục tiêu GDP khoảng 5% cho năm 2023. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng "khiêm tốn", bởi theo các ước tính của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ ở mức 5,24 - 6%.

Năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ tăng 3%, là một trong những thành tích tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, bị ảnh hưởng bởi 3 năm hạn chế Covid-19, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, sự kiểm soát của chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân và nhu cầu yếu với các mặt hàng xuất khẩu.

Ổn định kinh tế

Trong báo cáo công việc của mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh sự cần thiết của việc ổn định kinh tế và mở rộng tiêu dùng, đặt mục tiêu tạo ra khoảng 12 triệu việc làm ở thành thị trong năm nay, tăng so với mục tiêu ít nhất 11 triệu của năm ngoái.

Ông Lý cũng đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP, nới rộng từ mục tiêu khoảng 2,8% vào năm ngoái.

"Chúng ta nên ưu tiên cho việc phục hồi và mở rộng tiêu dùng", Thủ tướng cho biết, đồng thời kêu gọi thực hiện "chính sách tiền tệ thận trọng" một cách "có mục tiêu".

Theo báo cáo, thúc đẩy nhu cầu trong nước - từ tiêu dùng và đầu tư - được xếp hàng đầu, tiếp theo là cải thiện hệ thống công nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các ưu tiên khác bao gồm “tăng cường nỗ lực thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài”, “ngăn ngừa và xoa dịu” rủi ro tài chính, ổn định sản xuất ngũ cốc, tiếp tục phát triển xanh và phát triển các chương trình xã hội.

“Chúng ta nên cố gắng phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, tăng cường giám sát thường xuyên và hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế nền tảng”, trích báo cáo của Thủ tướng Lý. 

Phòng ngừa rủi ro địa ốc

Về bất động sản, báo cáo công việc kêu gọi hỗ trợ người dân mua những căn nhà đầu tiên của họ và “giúp giải quyết các vấn đề về nhà ở của cư dân đô thị mới và những người trẻ tuổi”.

“Chúng ta phải đảm bảo phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả đối với các doanh nghiệp bất động sản chất lượng cao, hàng đầu, giúp họ cải thiện tỷ lệ nợ trên tài sản và ngăn chặn sự mở rộng không kiểm soát của thị trường bất động sản để thúc đẩy sự phát triển ổn định của lĩnh vực bất động sản,” báo cáo cho biết.

Sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản quy mô lớn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm ngoái.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Greater China tại JLL, cho biết chính sách bất động sản của Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu tài chính hợp lý của các công ty bất động sản chất lượng cao.

Mặt khác, các nhà phát triển “không thể chủ động hoàn thành việc điều chỉnh và chuyển đổi hoạt động kinh doanh sẽ bị thị trường đào thải một cách tự nhiên”, ông Pang cho biết.

Nước này đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm 2022. Nhưng do các biện pháp kiểm soát Covid nghiêm ngặt, bao gồm cả việc Thượng Hải bị phong tỏa trong hai tháng và sự sụt giảm bất động sản đã kéo mức tăng trưởng đi xuống.

Chi tiêu quốc phòng tăng 7,2%

Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc được cho là sẽ tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay thêm 7,2% lên 1.560 tỷ NDT (230 tỷ USD), cao hơn một chút so với mức tăng của năm ngoái và lớn hơn dự báo tăng trưởng kinh tế, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi các lực lượng vũ trang tăng cường sẵn sàng chiến đấu.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 7,1% vào năm ngoái lên 1.450 tỷ NDT, lớn hơn mức tăng 6,8% vào năm 2021 và 6,6% vào năm 2020, theo dữ liệu chính thức được công bố. Năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,5% lên 1.190 tỷ NDT.  

Trong báo cáo công việc của mình, Thủ tướng Lý cho biết các hoạt động quân sự, xây dựng năng lực và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu nên được "phối hợp tốt để hoàn thành các nhiệm vụ lớn".

Được biết, Trung Quốc, với quân đội lớn nhất thế giới về nhân sự, đang bận rộn bổ sung hàng loạt khí tài mới, bao gồm tàu ​​sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình.

"Các lực lượng vũ trang nên tăng cường huấn luyện quân sự và chuẩn bị sẵn sàng, phát triển hướng dẫn chiến lược quân sự mới, dành nhiều năng lượng hơn cho huấn luyện trong điều kiện chiến đấu và nỗ lực phối hợp tốt để tăng cường công tác quân sự ở mọi hướng và lĩnh vực", ông Lý nói.

Năm nay, kỳ họp Lưỡng hội của Trung Quốc được cho là sẽ thực hiện cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất trong một thập kỷ, bao gồm việc bầu ra Thủ tướng mới, các Phó Thủ tướng và người đứng đầu các bộ khác nhau. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm nay sẽ kết thúc vào ngày 13/3.

Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho biết: “Với sự cải tổ hoàn toàn của chính phủ, một vấn đề quan trọng cần theo dõi trong vài tháng tới là cách các nhà lãnh đạo mới sẽ thúc đẩy niềm tin của khu vực tư nhân. Điều này quan trọng hơn các chính sách tài chính và tiền tệ, theo quan điểm của tôi”.

Xem thêm >> Vượt Mỹ, Trung Quốc 'đi tắt đón đầu' ở nhiều lĩnh vực công nghệ mới nổi

Theo CNBC, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.