'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tờ Guardian dẫn số liệu cho thấy chính quyền Trung Quốc chính thức phê duyệt việc tăng mạnh điện than, việc cung cấp năng lượng trong quý I/2023 sẽ được ưu tiên hơn cam kết giảm khí thải từ nhiên liệu hoá thạch của quốc gia này trước đó.
Theo phân tích của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, từ tháng 1 đến tháng 3/2023, có ít nhất 20,45GW điện than đã được phê duyệt, tăng 8,63GW so với cùng kỳ năm trước và nhiều hơn của cả năm 2021 (chỉ 18GW điện than được phê duyệt).
Các dự án nhà máy điện than mới được phê duyệt đều nằm tại các tỉnh thiếu điện nghiêm trọng của Trung Quốc trong đợt nắng nóng kỷ lục 2 năm vừa qua.
Hiện nay, hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào than đá. Tại thời điểm quốc gia này phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, chính quyền Trung Quốc đã quyết định chuyển từ chính sách giảm than đá sang ưu tiên tập trung năng lượng để sưởi ấm.
Trước đó, năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ tập trung cắt giảm việc sử dụng than đá, thay vào đó, quốc gia này sẽ bắt đầu phát triển các nguồn năng lượng sạch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ trung hoà carbon vào năm 2060.
Những động thái này được cho là nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Theo thống kê, Trung Quốc hiện là quốc gia có nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới, chiếm hơn 27% lượng phát thải toàn cầu.
Tuy nhiên, vào năm 2021, Trung Quốc ghi nhận mất điện diện rộng trong một khoảng thời gian, dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính sách phát triển năng lượng của quốc gia này.
Tháng 9/2021, giá điện tại Trung Quốc tăng vọt. Nguyên nhân đến từ việc nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng cao trong khoảng thời gian người dân phải ở nhà vì Covid-19, trong khi đó, các nhà máy điện lại không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.
“Đây không hẳn là một quyết định đúng đắn, đặc biệt khi việc xây dựng nhiều nhà máy điện than chưa chắc đã đem lại nguồn năng lượng lớn hơn. Thậm chí, nó sẽ dẫn đến các thảm hoạ khí hậu trong tương lai khi Trung Quốc sẽ ngày càng thải ra nhiều CO2”, bà Xie Wenwen, một nhà vận động về khí hậu và năng lượng tại Greenpeace nhận định.
Các nhà vận động bảo vệ môi trường tại Trung Quốc có chung quan điểm rằng quốc gia này cần một mạng lưới điện linh hoạt hơn thay vì cần nhiều than đá hơn. Đặc biệt là khi công nghệ lưu trữ năng lượng sạch chưa đủ để triển khai diện rộng kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạo đề ra bởi Chính phủ.
Theo đó, hơn 75% tài nguyên than, gió, thuỷ điện và năng lượng mặt trời của Trung Quốc đều đang tập trung tại phía Tây đất nước. Trong khi theo thống kê, hơn 70% lượng tiêu thụ điện đều dồn tại miền Trung và miền Đông của quốc gia này. Ngoài ra, đợt nắng nóng kỷ lục năm ngoái đã gây ra hạn hán diện rộng tại Tây Nam Trung Quốc, làm giảm sản lượng thuỷ điện và khiến các nhà máy buộc phải đóng cửa.
Bên cạnh đó, chiến sự Nga – Ukraine được cho là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến câu chuyện an ninh năng lượng toàn cầu, khi giá năng lượng bị đẩy lên mức cao kỷ lục bởi các quốc gia đều đang chật vật đi tìm nguồn cung. Do vậy, than đá, nhiên liệu rẻ nhất hiện tại khả năng cao trở thành nguồn năng lượng chính tại nhiều quốc gia.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.