Trung Quốc tố Mỹ ‘bá quyền và bắt nạt’, cuộc chiến chip nóng càng thêm nóng

Mộc An - 03/01/2024 23:23 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ Trung Quốc ngày 3/1 cáo buộc Mỹ có “các hành vi bá quyền và bắt nạt” sau khi có thông tin cho rằng Washington đã gây áp lực buộc Hà Lan hạn chế xuất khẩu máy móc liên quan đến sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.

VNF

Đòn giáng từ Mỹ

“Trung Quốc phản đối việc Mỹ thổi phồng quá mức khái niệm an ninh quốc gia và dùng đủ mọi lý do để ép buộc các nước khác tham gia phong tỏa công nghệ chống lại Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói với các phóng viên ngày 3/1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân.

Theo ông Uông, chất bán dẫn là một ngành có tính toàn cầu hóa cao và hành vi của Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc thương mại quốc tế, làm suy yếu cấu trúc ngành bán dẫn toàn cầu.

Cáo buộc của ông Uông được đưa ra sau khi công ty ASML của Hà Lan cho biết trong một tuyên bố ngày 2/1 rằng "giấy phép vận chuyển máy in thạch bản NXT:2050i và NXT:2100i trong năm 2023 đã bị chính phủ Hà Lan thu hồi, ảnh hưởng tới số lượng nhỏ khách hàng tại Trung Quốc".

Động thái của Hà Lan được tiến hành sau khi chính phủ Mỹ năm ngoái công bố quy định mới, cho phép Washington ngăn ASML xuất khẩu máy NXT1930Di nếu nó chứa linh kiện của Mỹ.

ASML đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu khi sở hữu hai hệ thống sản xuất chip tiên tiến là DUV và hệ thống quang khắc sử dụng tia siêu cực tím EUV hiện đại hơn nhiều lần. Trong khi DUV sử dụng tia sáng với bước sóng 193 nanomet (nm), EUV có mức nhỏ hơn nhiều là 13,5 nm, từ đó cho phép sản xuất chip có tiến trình hiện đại, thường là 5 nm trở xuống.

ASML chưa bán máy EUV cho Trung Quốc vì các lệnh hạn chế xuất khẩu từ năm 2019, nhưng vẫn cung cấp máy DUV trong thời gian qua.

Việc chính phủ Hà Lan thu hồi một phần giấy phép xuất khẩu máy quang khắc DUV sang Trung Quốc được xem là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Bắc Kinh nhằm dự trữ công nghệ liên quan tới sản xuất chất bán dẫn trước những hạn chế mới.

Căng thẳng cuộc chiến chip

Công cụ in thạch bản là hệ thống chiếu ánh sáng phức tạp được coi là thiết bị quan trọng nhất cần thiết trong quá trình sản xuất mạch tích hợp.

Trung Quốc được coi là chậm hơn nhiều năm về công nghệ này và cho đến nay vẫn phải vật lộn để thu hẹp khoảng cách với các công ty hàng đầu mặc dù có sự đầu tư lớn của chính phủ.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của ASML sau Đài Loan và Hàn Quốc.

Mỹ đã đưa ra các hạn chế đối với các chip điện toán tiên tiến nhất được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị sản xuất chip vào năm 2022 với mục đích ngăn chặn khả năng sản xuất và phát triển chất bán dẫn tiên tiến giúp tăng cường năng lực quân sự của Trung Quốc.

Danh sách hạn chế kể từ đó đã được mở rộng và một số công ty công nghệ Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách đen.

Ngoài nỗ lực to lớn và tốn kém nhằm thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện một số bước để cố gắng ngăn chặn công nghệ tiên tiến nhất lọt vào tay Trung Quốc.

Trước các hạn chế của Hà Lan và sau các hạn chế xuất khẩu mở rộng của Mỹ đối với máy DUV vào tháng 10, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhập khẩu và dự trữ số lượng kỷ lục thiết bị sản xuất chip từ nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của ASML sau Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng nước này đã nhảy lên vị trí số một vào quý III vừa qua khi chiếm 46% doanh số của công ty này. Con số này tăng từ 24% trong quý trước và 8% trong quý đầu tiên.

Trung Quốc đã nhập khẩu 42 hệ thống in thạch bản vào tháng 11 với giá 816,8 triệu USD, chủ yếu từ các công ty ở Hà Lan và Nhật Bản.

Xem thêm >> Xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới, Mỹ đối diện với những ‘mặt trái’ nào?

Theo SCMP, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.