Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tham vọng của Nga
Là nhà sản xuất LNG lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Qatar và Australia, Nga có tham vọng tăng thị phần toàn cầu lên khoảng 20% từ mức 8% hiện nay bằng cách tăng gấp ba sản lượng lên hơn 100 triệu tấn trong giai đoạn từ 2030-2035.
Tuy nhiên, dù Moscow đã thành công trong việc chuyển hướng xuất khẩu dầu từ Tây Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ, các lệnh hạn chế đối với LNG thì không dễ đối phó như vậy do sự thiếu hụt tàu chở LNG và khả năng tiếp cận công nghệ và tài chính của Nga bị hạn chế.
Những nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, cho đến nay vẫn chưa đạt được thành công khi các cuộc đàm phán kéo dài nhằm tăng hơn gấp đôi doanh số bán khí đốt hiện tại cho nước này thông qua đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) được đề xuất vẫn chưa đạt được kết quả.
Đồng thời, dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng Arctic LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, được kiểm soát bởi Novatek - nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, khả năng cao sẽ không đúng tiến độ.
Một số nguồn thạo tin cho biết nguồn cung LNG từ dự án này được vận chuyển thương mại sớm nhất sau quý II/2024 mặc dù Novatek lên kế hoạch sẽ xuất khẩu LNG trong quý đầu tiên.
Với ba đoàn tàu, công suất của Arctic LNG 2 dự kiến đạt khoảng 19,8 triệu tấn LNG và 1,6 triệu tấn khí ngưng tụ ổn định mỗi năm. Điều đó khiến nó trở thành trọng tâm trong kế hoạch của Nga nhằm tăng doanh thu từ năng lượng sau khi xuất khẩu khí đốt qua đường ống của "ông lớn" năng lượng Gazprom sang châu Âu dừng lại.
Điện Kremlin cho tới nay vẫn luôn phụ thuộc vào doanh số bán năng lượng, vốn chiếm 57% tổng doanh thu xuất khẩu của Nga và 27% tổng sản phẩm quốc nội trong năm ngoái.
Loạt rào cản
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp khí đốt của Nga, đồng thời cấm các nước thứ ba ở châu Á và châu Âu mua LNG do nhà máy này sản xuất khi họ bắt đầu hoạt động vào năm 2024.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ, mà Nga cho rằng phản ánh mong muốn của Washington trong việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh với LNG của họ, đã dẫn đến việc Novatek tuyên bố bất khả kháng đối với nguồn cung từ dự án này, các nguồn tin trong ngành nói với Reuters vào tuần trước.
Nhật báo Kommersant đưa tin hồi đầu tuần rằng lo ngại phản ứng dữ dội từ các lệnh trừng phạt, các cổ đông nước ngoài đã đình chỉ tham gia vào dự án, từ bỏ trách nhiệm tài chính và hợp đồng bao tiêu cho nhà máy.
Ông Jason Feer của công ty môi giới và vận chuyển LNG Poten & Partners cho biết tuyên bố Nga không thể đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng là "lời cảnh tỉnh" cho các dự án LNG trong tương lai của Nga.
“Tàu số 1 cho đến nay là dự án tiên tiến nhất nên tình trạng bất khả kháng có dấu hiệu cho thấy sẽ rất khó tiếp tục thực hiện bất kỳ dự án nào khác trong thời điểm hiện tại. Nga có thể cũng cần một số thiết bị nước ngoài và sự hỗ trợ khác để hoàn thành các dự án khác và các biện pháp trừng phạt cũng khiến điều đó trở nên khó khăn hơn”, ông Feer cho hay.
Nhà máy khí thiên nhiên hoá lỏng Arctic LNG 2 nằm ở bán đảo Gyda, trải dài ra biển Kara, phía bắc Siberia. Ngoài Novatek, TotalEnergies của Pháp, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), cùng tập đoàn Japan Arctic LNG (Nhật Bản), một tập đoàn liên quan đến Mitsui & Co và JOGMEC, mỗi công ty có 10% cổ phần của dự án này.
Hiện các vấn đề của dự án này bao gồm thách thức kỹ thuật trong việc chuyển đổi khí thành chất lỏng bằng cách làm lạnh nó xuống âm 162 độ C.
Bà Sunny Xu, người sáng lập nhà cung cấp giải pháp LNG cỡ vừa và nhỏ C-LNG có trụ sở tại Singapore, cho biết Trung Quốc có khả năng xây dựng các mô-đun hóa lỏng nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng do cần có thiết bị quan trọng tiên tiến và Nga cũng vậy.
“Các công ty Trung Quốc có thể có giải pháp riêng, nhưng hiệu quả của giải pháp đó sẽ như thế nào? Đó là một dấu hỏi”, bà Xu cho hay.
Trong khi đó một số công ty phương Tây có chuyên môn kỹ thuật đã rời Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine. Tập đoàn kỹ thuật Pháp Gaztransport & Technigaz (GTT) đã đình chỉ hợp đồng vào tháng 1 với công ty đóng tàu Zvezda của Nga cho 15 tàu chở LNG phá băng. Ông Feer cho rằng Nga khó có thể thay thế GTT trong các dự án LNG.
Ông Feer đồng thời bày tỏ nghi ngờ chuyến tàu đầu tiên của dự án có thể đạt công suất 6,6 triệu tấn như Novatek đã tuyên bố.
Bên cạnh đó là những thách thức trong việc đảm bảo an toàn cho các hãng vận chuyển khí đốt. Novatek cho biết 15 tàu chở dầu lớp băng Arc7, có khả năng xuyên qua lớp băng dày 2m, sẽ được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Zvezda của Nga để phục vụ LNG 2 Bắc Cực.
6 tàu chở dầu Arc7 nữa dự kiến sẽ được chế tạo bởi Hanwha Ocean, trước đây là Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, trong đó có ba tàu do Mitsui OSK Lines của Nhật Bản đặt hàng và ba tàu do tập đoàn tàu chở dầu hàng đầu của Nga Sovcomflot (FLOT.MM) đặt hàng.
Tuy nhiên, ba tàu chở dầu do Sovcomflot đặt hàng đã bị hủy do các lệnh trừng phạt chống lại Nga, Hanwha cho biết trong hồ sơ pháp lý.
Ông Ronald Smith từ công ty môi giới BCS Global Markets có trụ sở tại Moscow, cho biết có khả năng dự án Yamal LNG gần đó và đang hoạt động có thể dùng chung một số tàu chở dầu với Arctic LNG 2.
“Theo thời gian, tôi kỳ vọng Novatek sẽ có được đội tàu chở dầu Arc7 đầy đủ và cần thiết. Tuy nhiên, điều đó có thể mất thêm vài năm nữa", ông Ronald cho hay.
Xem thêm >> Mỹ muốn ‘khai tử’ dự án khí đốt Bắc Cực của Nga, Trung Quốc tuyên bố cứng rắn
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.