Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài khai báo khi vào ‘vùng lãnh hải’

Mộc An - 31/08/2021 20:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo Luật an toàn giao thông hàng hải sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9, Trung Quốc yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải khai báo khi đi vào vùng biển mà nước này tự nhận là "vùng lãnh hải".

VNF
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Cụ thể, theo Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, yêu cầu trên áp dụng với các tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở chất liệu phóng xạ, tàu chở quặng, chất hóa học, khí hỏa lỏng và các chất độc hại khác. Các tàu thuyền khác có nguy cơ trở thành “mối đe dọa với an toàn giao thông hàng hải” của nước này cũng phải thực hiện khai báo.

Nội dung cần khai báo bao gồm danh tính, tín hiệu gọi tàu, vị trí tàu, địa điểm và ngày giờ khởi hành, địa điểm sắp đến, thời gian dự kiến đến, số điện thoại vệ tinh, tên hàng hóa và số lượng cụ thể...

Sau khi vào “vùng lãnh hải” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nếu hệ thống nhận diện tự động của tàu không hoạt động tốt thì phải khai báo mỗi 2 giờ cho đến khi rời khỏi lãnh hải.

Yêu cầu này nằm trong Luật an toàn giao thông hàng hải được Trung Quốc điều chỉnh, thông qua hồi tháng 4.

Theo Global Times, nếu các tàu không khai báo theo yêu cầu, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các điều luật, quy định, quy tắc và những điều khoản liên quan để xử lý.

Ông Kang Lin, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho biết quy định mới không nêu chi tiết hình phạt với những tàu không tuân thủ khai báo, song cơ quan hàng hải nước này có thể áp các luật liên quan, bao gồm cả luật hải cảnh, để yêu cầu các tàu rời đi và dùng các biện pháp như trục xuất bắt buộc.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền trên biển. Các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, hiện đang mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Vấn đề đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc sẽ viện dẫn các luật và quy định trên ở các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, ngay cả khi tuyên bố chủ quyền không được cộng đồng quốc tế công nhận. Điển hình là khu vực Biển Đông.

Hồi đầu năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký ban hành Luật Hải cảnh của Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống lại tàu nước ngoài trong vùng biển mà nước này tự nhận là "vùng lãnh hải".

Một báo cáo do Lầu Năm Góc công bố hồi năm ngoái mô tả Lực lượng hải cảnh Trung Quốc là “lực lượng tuần duyên lớn nhất trên thế giới”. Lực lượng này còn được gọi là hải quân thứ 2 của Trung Quốc. Từ năm 2018, Bắc Kinh đã đặt Lực lượng hải cảnh dưới sự chỉ huy của Quân ủy trung ương.

Xem thêm >> Nhật Bản phát hiện biến chủng virus SARS-CoV-2 mới lai cả Delta và Alpha

Theo SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.