Trước thềm đại hội cổ đông, ngân hàng rộn ràng tin chia cổ tức

Lê Phương - 20/03/2022 19:40 (GMT+7)

Thông tin về việc chia cổ tức ngân hàng đang được cổ đông đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng vẫn ăn nên làm ra trong suốt năm qua, bất chấp đại dịch COVID-19.

VNF
Trước thềm đại hội cổ đông, ngân hàng rộn ràng tin chia cổ tức

Tài liệu dự thảo cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, ngân hàng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ chia là 25%. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III năm nay, nâng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên trên 33.700 tỷ đồng.

ACB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 25% lên 15.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI ước tính ACB sẽ đạt 14.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%.
Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%, duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông.

Năm 2021, OCB đã thực hiện tăng vốn từ 10.959 tỷ đồng lên 13.699 tỷ đồng thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Gần 274 triệu cổ phiếu đã được phát hành ra thị trường, nâng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên gần 1,4 tỷ cổ phiếu.

Còn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB từng chia sẻ sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn sẽ được MSB trình Đại hội đồng cổ đông thông qua và triển khai trong năm 2022.

Lãnh đạo MSB cũng cho biết mục tiêu lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng đặt ra ở mức 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%, quy mô tài sản đạt 230.000 tỷ đồng; tín dụng tăng 20-25% tùy vào phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước; nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 1,5%.

Trong đại hội cổ đông thường niên tới đây, dự kiến kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15% cũng sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) trình đến cổ đông.

Năm 2021, SHB đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 10%, năm 2020 với tỷ lệ 10,5% và phát hành thành công cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 12.500 đồng/cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới đây đã phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng thêm 10.236 tỷ đồng, lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Trong cuộc họp cuối tháng 4 sắp tới, Vietcombank dự kiến trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2022. Được biết, Vietcombank còn có kế hoạch phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư. Vốn điều lệ qua đó nâng lên hơn 50.401 tỷ đồng.

Tương tự tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25,7%, nâng vốn điều lệ lên 50.585 tỷ đồng vừa được hoàn thành. BIDV còn có kế hoạch phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Tính đến thời điểm này, mới có Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên và đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Không khó để nhận thấy nhiều ngân hàng “chuộng” phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2022 của Công ty chứng khoán MBS ước tính có khoảng 75% hoạt động tăng vốn đến từ việc chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP.

Theo giới chuyên gia, các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư công nghệ, cấp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Trong đó, Thống đốc chỉ đạo một trong những nhiệm vụ của các ngân hàng trong năm nay là phải giảm chi phí hoạt động, tiết giảm lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền để dành nguồn lực giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

(VNF) - Hiện nay, các công ty chứng khoán (CTCK) sử dụng công nghệ như một “bàn đạp” quan trọng để thu hút khách hàng. Nhiều công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ở mảng môi giới để tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó bán chéo các sản phẩm như cho vay margin, tư vấn đầu tư hay quản lý tài sản.

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

(VNF) - Ngay sau khi nắm bắt thông tin về vụ cháy nhà trọ ở đường Trung Kính (Hà Nội), Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm đã có văn bản đề nghị các Doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng bồi thường bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.