'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng, cùng là thành viên của ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cùng nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.
Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP năm 2020 đạt 1.088,8 tỷ USD. Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Hiện quốc gia này có hơn 164 công ty quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo và điện lực.
Trong khi đó, Việt Nam đang đứng vị trí thứ 4 về quy mô trong 11 nền kinh tế của Đông Nam Á với 340,6 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong năm 2020, GDP cả năm của Indonesia lần đầu suy giảm trong hơn 2 thập kỷ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07%, GDP giảm còn khoảng 1.053 tỷ USD, GDP bình quân đầu người giảm xuống mức 3.911 USD, theo Indonesia BPS.
Trong khi đó, Việt Nam tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức tăng 2,91%, đưa GDP đạt 343 tỷ USD, GDP bình quân trên đầu người dự kiến đạt khoảng 3.521 USD. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với Indonesia, chỉ còn kém khoảng 390 USD, tương ứng khoảng 10%.
Dữ liệu từ Indonesia BPS cho thấy, nền kinh tế quốc gia này tiếp tục sụt giảm khi tăng trưởng âm 0,74% trong quý đầu tiên của năm 2021. Còn Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá tích cực với 4,48%.
Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955. Đây cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2013, hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và cho đến nay, Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.
Với Việt Nam, Indonesia là đối tác quan trọng, giàu tiềm năng. Ngược lại, Indonesia đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực.
Đặc biệt, hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua đã có bước phát triển nhảy vọt với kim ngạch thương mại song phương tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2010 lên 9,1 tỷ USD năm 2019. Hai nước đặt mục tiêu thương mại 10 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chỉ đạt mức 8,21 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu gồm: gạo, dầu thô, xi măng, linh kiện điện tử, hàng nông sản. Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia các mặt hàng phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi, giấy và bánh kẹo.
Indonesia là một trong những nước đầu tiên trong khối ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quốc gia này hiện đứng thứ 5 trong ASEAN và thứ 28/130 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu từ vào Việt Nam với 74 dự án trị giá 556 triệu USD (tính đến tháng 10/2020). Một số dự án đầu tư lớn gồm: khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra (2,1 tỷ USD), liên doanh khách sạn Horizon - Pullman Hà Nội (66 triệu USD).
Mới đây, trong chuyến công du tại Indonesia (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cùng trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương. Đặc biệt là việc giảm rào cản thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai nước để sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD theo hướng giảm nhập siêu của Việt Nam. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.