Làm gì để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2021?

GS-TS Bùi Quang Tuấn - 18/02/2021 08:03 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để bứt phá giai đoạn hậu Covid-19. Đây là cơ hội để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chọn con đường phát triển xanh hơn, thông minh hơn, bao trùm hơn, và nhờ đó trở nên vững vàng hơn, chống chịu tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai do cả đại dịch và hay thảm họa đa thiên tai gây ra.

VNF
Kinh tế Việt Nam năm 2020: Một điểm sáng của thế giới

Kinh tế Việt Nam trong năm 2020 bị tác động mạnh mẽ bởi bối cảnh rất không thuận lợi: (i) Đại dịch COVID-19 nổ ra khiến cho hơn 90 triệu ca nhiễm COVID-19 và gần 2 triệu ca tử vong trên toàn cầu (số liệu đến cuối tháng 12/2020) và làm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến suy giảm khoảng 4,4% trong năm 2020, trong đó GDP của Mỹ và EU sẽ giảm lần lượt 4,3% và 8,3%.

(ii) Chủ nghĩa dân tộc nổi lên làm cho nhiều quốc gia chú trọng hơn đến thị trường trong nước, kết hợp với tình trạng gia tăng căng thẳng của thương chiến Mỹ - Trung làm phương hại đến thương mại và đầu tư toàn cầu. Thương mại hàng hóa toàn cầu có thể giảm khoảng -9,2% trong năm 2020 (Theo tính toán của WTO) và là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Bên cạnh đó, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, trên 272 nghìn tỷ USD, tương đương 365% GDP toàn cầu). Mỹ dán nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ làm phương hại đến thương mại hai chiều của hai nước.

(iii) Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan gây ra, làm cho nền kinh tế thiệt hại lớn về người và tài sản (379 người chết và mất tích; gần 600,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; gần hơn 400 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng, ước tính vào khoảng 1,3 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP).

Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên một số lĩnh vực. Nổi bật nhất là đã đạt mục tiêu kép: kiểm soát bệnh dịch tốt và duy trì mức tăng trưởng dương. Thêm vào đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, môi trường kinh doanh và đầu tư tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực, là một trong những điểm sáng của thế giới.

Nền kinh tế vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện: Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019 và đạt mục tiêu đề ra là dưới 4%. Mặc dù phải chi tiêu nhiều hơn để đối phó với bệnh dịch, thâm hụt ngân sách vẫn có thể đạt mức dưới 5% GDP. Cán cân thương mại dương với mức xuất siêu kỷ lục là 19,1 tỷ USD là cơ sở tốt cho đảm bảo cán cân vãng lai ở mức thặng dư. Dự trữ ngoại hối đạt trên 90 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay cho thấy tiềm lực tăng lên của nền kinh tế và khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài đã được cải thiện tốt hơn.

Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam trong năm 2021 vẫn là nhiều rủi ro, khó đoán định. Triển vọng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch cũng như năng lực phục hồi của nền kinh tế. IMF trong báo cáo tháng 10/2020 dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi ở mức khá, tăng trưởng toàn cầu đạt ở mức 5,2% năm 2021 và 3,5% năm 2022. Các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng lần lượt là 3,9% và 8,0 trong năm 2021 và 1,7% và và 5,9% trong năm 2022.

Đối với Việt Nam, Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP trong năm 2021 là khoảng 6,5%, cao hơn kế hoạch năm 2021 được Quốc hội giao là khoảng 6%. Các tổ chức quốc tế cũng có cái nhìn tích cực đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam. WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo.

Một dự báo của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia có thể đạt trong khoảng 6-6,5% năm 2021. Ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ nhờ du lịch từng bước được nới lỏng. Các ngành chế biến và chế tạo sẽ khởi sắc hơn nữa khi nền kinh tế Hoa Kỳ và EU khôi phục, trở thành động lực gia tăng nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ của các FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP thì dòng thương mại sẽ được khơi thông mạnh mẽ hơn. Quá trình hồi phục này còn được cộng hưởng bởi những nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số và phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang đi lên mạnh mẽ ở trong nước.

Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để bứt phá giai đoạn hậu Covid-19. Đây là cơ hội để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chọn con đường phát triển xanh hơn, thông minh hơn, bao trùm hơn, và nhờ đó trở nên vững vàng hơn, chống chịu tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai do cả đại dịch và hay thảm họa đa thiên tai gây ra.

Cần xem xét một số giải pháp chủ yếu sau:

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, cải cách và đơn giản hóa, thuận lợi hóa quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Giảm và miễn thuế, giảm phí vẫn là công cụ tốt để hỗ trợ doanh nghiệp.

Phối hợp tốt giữa chính sách tài khóa và các chính sách tiền tệ nhằm vừa kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất và thuận lợi hóa việc tiếp cận tín dụng để đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia. Quá trình này không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại điện tử mà cần xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu là xây dựng các nền tảng công nghiệp số để cải thiện năng suất. Theo đó, (i) Tập trung xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số. (ii) Thúc đẩy dịch vụ trực tuyến, kết nối, tích hợp đồng bộ cổng dịch vụ công quốc gia với cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử các Bộ, ngành, địa phương. (iii) Thúc đẩy, để có chính phủ số, doanh nghiệp số, xã hội số, công dân số. (iv) Đảm bảo nguồn nhân lực cho việc chuyển đổi số.

Đối với các biện pháp ứng phó với việc Mỹ dán nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ, lãnh đạo hai nước cần tiếp tục tăng cường đối thoại để nâng cao quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, góp phần làm cho cán cân thương mại song phương giữa hai nước trở nên cân bằng hơn. Tăng cường nhập khẩu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ vừa làm cán cân thương mại cân bằng hơn, vừa đảm bảo mục tiêu lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột quan trọng trong giai đoạn tới.

Cần chọn lộ trình phục hồi xanh để tăng năng lực chống chịu đối với tác động của các cú sốc bên ngoài và đảm bảo bền vững về môi trường. Khôi phục theo hướng tăng trưởng xanh hay khôi phục xanh nên là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam có thể trở thành quốc gia trong nhóm tiên phong trong khu vực về phục hồi xanh và tăng trưởng xanh. Đây là hướng đi đúng đắn để thực hiện phát triển bền vững và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan. Đồng thời, đơn vị này cũng đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

(VNF) - Ngày 24/5, anh N.T.D (Hải Phòng) đã nhận giải Vietlott với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng.

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

(VNF) - Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) sẽ tiến hành chia cổ tức 2023 với mức 32% và năm 2024, PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5%. Với mức cổ tức này, PVI là doanh nghiệp liên tục duy trì chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định, trong thời gian gần đây cổ phiếu PVI tăng trưởng tích.

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

(VNF) - Thống đốc cho biết, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn so với 5 vùng còn lại và bình quân cả nước.

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

(VNF) - Thaiholdings dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại Thaigroup từ 81,6% xuống còn 48%, đồng nghĩa với việc không còn ghi nhận Thaigroup là công ty con tại báo cáo tài chính.

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

(VNF) - Cơ quan chức năng đã tiến hành thủ tục khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - do có nhiều sai phạm.

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

(VNF) - Chiếc lông của loài chim New Zealand quý hiếm Huia đã tuyệt chủng vừa được bán với giá hơn 46.000 đô la New Zealand (tương đương 28.000 USD).

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

(VNF) - Ông Đặng Tất Thắng - cựu Chủ tịch FLC và Bamboo Airways đang bị công an truy tìm. Ông Thắng đã từng có nhiều phát ngôn liên quan lãnh đạo Sacombank gây ra nhiều xôn xao.

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

(VNF) - GreenNode, đơn vị tiên phong cung cấp nền tảng AI Cloud và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Nvidia và các đối tác quốc tế, giúp khách hàng toàn cầu tiếp cận và khai thác nền tảng AI Cloud mạnh mẽ.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.