'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đang dâng cao lên đến 9%/năm đầu năm 2019, hiện tượng này lặp lại của đầu năm 2018. Ông có thấy bất thường không?
TS. Đinh Thế Hiển: Lãi suất ngân hàng tăng thường gắn với việc đầu tư tài chính vào bất động sản đẩy mạnh. Sau đợt đầu tư vào bất động sản tăng rất mạnh những năm 2008 – 2010 làm cho cơn khát tiền để đầu tư tăng lên, Ngân hàng Nhà nước đã phải siết tín dụng khiến cho lãi suất năm 2012 tăng lên. Sau đó bất động sản suy thoái và lãi suất từ năm 2013 giảm dần đến năm 2015 tăng trở lại. Lãi suất duy trì giảm và lại tăng vào năm 2018.
Năm 2019, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ trương thắt tín dụng, hạn chế tín dụng vào bất động sản, khi tín dụng không tăng mạnh các ngân hàng sẽ không bị rơi vào tình trạng thiếu vốn. Có thể lãi suất đi ngang một thời gian, sau đó giảm lại.
- Ông có cho rằng năm 2019 tín dụng chỉ tăng 14% nhưng đòi hỏi GDP tiếp tục tăng trưởng như năm 2018, là khả quan?
Không ngẫu nhiên năm 2018 tín dụng tăng trưởng chỉ 14%, thấp hơn các năm trước nhưng GDP vẫn tăng rất mạnh, dù đầu tư công không nhiều. Năm 2019 tiếp nối năm 2018 sự tăng trưởng của GDP dựa trên sản xuất và đầu tàu là khu vực doanh nghiệp FDI, tiếp theo là các doanh nghiệp nội địa như các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Doanh nghiệp sẽ gia tăng cung cấp hàng hoá ra thị trường do cầu nội địa tăng từ nhóm lao động thấp và trung bình có việc làm tăng lên.
Người lao động có việc làm, có tiền lương họ sẽ có nhu cầu mua sắm hàng hoá nhiều hơn ở những loại hàng trung bình, đây là những loại hàng hoá mà các SMEs có thể sản xuất và cung ứng tốt ra thị trường. Do vậy, dù năm 2019 kế hoạch tín dụng không tăng mạnh nhưng dự đoán GDP vẫn tăng trưởng.
Vì các năm trước, GDP tăng trưởng dựa vào tín dụng và đầu tư công, nhưng hiện nay tăng GDP dựa trên FDI là chủ yếu, công nhân có việc làm, tiêu dùng nội địa và doanh nghiệp sản xuất được ăn theo… Chúng ta không lo việc siết tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
- Theo ông ngân hàng hoạt động theo tiêu chuẩn Basel 2 có làm giảm lợi nhuận không vì các chỉ tiêu an toàn được siết lại?
Nhiều ngân hàng lớn đã báo cáo lợi nhuận cao trong những năm tăng trưởng tín dụng vào bất động sản, những năm sau đó bắt đầu nợ xấu và phải trả bù lại. Việc chuẩn hoá hoạt động ngân hàng theo Basel 2 có thể làm lợi nhuận trước mắt giảm đi nhưng không làm gia tăng nợ xấu và an toàn hơn. Lợi nhuận ngân hàng sẽ dần thực hơn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi nợ xấu vì áp chuẩn Basel 2.
Với lộ trình tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn tiếp theo sẽ khiến những doanh nghiệp “sân sau” của ngân hàng không còn đất sống. Thứ nhất, những dự án bất động sản sẽ không còn là mảnh đất màu mỡ để họ “xào nấu tiền bạc”. Thứ hai, việc đầu tư tín dụng phải dựa vào 2 nguồn: cho vay cá nhân và cho vay sản xuất kinh doanh, 2 lĩnh vực này đòi hỏi năng lực ngân hàng mạnh hơn, đòi hỏi thẩm định khó hơn nhưng an toàn hơn, còn việc cho vay bất động sản chỉ cần doanh nghiệp có dự án, có tài sản thế chấp là được vay… Do đó, ngân hàng tái cơ cấu phải dựa trên nâng cao năng lực tín dụng, đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngoài việc chỉ nhắm vào cho vay…
Kinh tế thị trường không thể nói bao nhiêu ngân hàng là đủ, chỉ có thể kiểm soát hoạt động ngân hàng bằng các chuẩn mực an toàn. Có thời kỳ phát triển ngân hàng quá nhiều, mặc dù quy mô lớn nhưng ruột lại rỗng, chỉ là mua qua mua lại lẫn nhau. Giờ đây là tái cấu trúc lại hệ thống, những ngân hàng nào có chuẩn mực, có quản trị tốt thu hút được đối tác lớn chiến lược lâu dài thì ngân hàng đó phát triển, đó là kinh tế thị trường.
Chính năm 2019 là cơ hội để hệ thống ngân hàng mạnh lên. Nếu chúng ta chần chừ áp dụng Basel 2 thì tưởng là giúp ngân hàng nhưng đó lại là “nuông chiều thái quá”, khiến ngân hàng không mạnh dạn đổi mới, tái cấu trúc.
Ngân hàng không phải là câu chuyện muốn thành lập là thành lập, làm ngân hàng không dễ mà phải áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí khoa học, đòi hỏi những nhân sự có chuyên môn, không dành cho những ông chủ có tiền mà “tay mơ”.
Lợi nhuận của ngân hàng năm 2018 rất cao nhưng giá cổ phiếu ngân hàng lại giảm, thưa ông?
Phải hình dung ngân hàng là doanh nghiệp có quy mô rất lớn nên phải hoạt động an toàn… Chuyện lướt sóng cổ phiếu bao giờ cũng có rủi ro, khi nhà đầu tư đã chơi ván bài này thì phải chấp nhận giá lên nhanh thì cũng xuống nhanh.
Còn ngân hàng cứ nhìn vào giá cổ phiếu lên xuống trong khi năng lực không thay đổi sẽ không tốt cho ngân hàng cũng như nhà đầu tư. Một khi ngân hàng hoạt động theo hướng an toàn, vững chắc thì giá cổ phiếu sẽ tăng, nhưng tăng nhẹ nhàng chứ không thể đòi hòi giá tăng phi mã.
- Xin cảm ơn ông !
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.