Thế giới tuần qua

TT Biden rút khỏi cuộc đua Nhà Trắng, Nga tăng mạnh lãi suất lên 18%

Linh Anh - 28/07/2024 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Trong tuần vừa qua, tin tức ông Joe Biden bất ngờ rút lui khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2024 bước vào giai đoạn nước rút đã trở thành tâm điểm bàn tán. Bên cạnh đó, việc Nga tăng mạnh lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát cũng nhận được nhiều sự chú ý.

Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua Nhà Trắng

Ngày 21/7 (giờ địa phương), trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Joe Biden đã thông báo rút khỏi đường đua Tổng thống Mỹ năm 2024.

"Mặc dù tôi có ý định tái tranh cử, tôi tin rằng việc tôi rút lui và tập trung hoàn toàn vào việc hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là Tổng thống trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ là vì lợi ích tốt nhất của đảng tôi và đất nước", ông Biden cho biết.

Việc ông Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng đánh dấu lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, một Tổng thống đương nhiệm từ bỏ nỗ lực tái tranh cử. Tiền lệ gần đây nhất là vào năm 1968, khi Tổng thống Lyndon B. Johnson từ chối tranh cử để giành đề cử của đảng Dân chủ.

Động thái này diễn ra sau màn thể hiện không được đánh giá cao của ông Biden trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên vào cuối tháng 6, khiến nhiều thành viên trong chính đảng của ông đặt câu hỏi liệu ông có đủ khả năng đánh bại cựu Tổng thống Donald Trump vào tháng 11 và phục vụ nhiệm kỳ 4 năm lần thứ hai hay không.

Trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 25/7, ông Joe Biden giải thích lý do không tiếp tục tranh cử là để "chuyển giao ngọn đuốc cho thế hệ mới".

"Điều tuyệt vời về nước Mỹ là ở đây, không có vua hay độc tài nào cai trị. Người dân mới là người cai trị. Lịch sử nằm trong tay bạn. Quyền lực nằm trong tay bạn. Ý tưởng về nước Mỹ - nằm trong tay bạn", Reuters dẫn đoạn trích bài phát biểu của ông Biden.

Ông Biden đã quyết định dừng lại sự nghiệp chính trị khi rút khỏi cuộc đua Tổng thống Mỹ.

Khai mạc Thế vận hội Mùa hè - Olympic Paris 2024

Ngày 27/7 (giờ địa phương), Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã diễn ra theo cách vô cùng độc đáo trên dòng sông Seine.

Thế vận hội mùa hè 2024 (Olympic Paris 2024) là lần thứ 33 sự kiện được tổ chức. Sự kiện chính thức diễn ra từ 26/7-11/8, tuy nhiên một vài môn đã bắt đầu thi đấu từ ngày 24/7.

Theo thông tin từ ban tổ chức, khoảng 10.500 vận động viên đến từ 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia 32 bộ môn và 329 nội dung tranh huy chương. Tại lễ khai mạc, chỉ có khoảng 5.000 đến 6.000 vận động viên tham dự do có nhiều địa điểm thi đấu tại Olympic nằm cách xa Paris.

Lễ diễu hành của các đoàn thể thao diễn ra bằng thuyền trên sông Seine. Theo thông tin từ ban tổ chức, các đoàn đã di chuyển khoảng 6km để tới địa điểm tổ chức chính là quảng trường Trocadero.

Trong khi các đoàn thể thao diễu hành trên sông, các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở bên bờ sông Seine đã diễn ra. Đây là điều khác biệt lớn so với các lễ khai mạc Olympic tại sân vận động khi các chương trình diễn ra theo thứ tự.

Một số hình ảnh trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2024.

Nga tăng lãi suất chủ chốt lên 18% để kiềm chế lạm phát

Ngân hàng Trung ương Nga ngày 26/7 đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 200 điểm cơ bản lên 18%, ghi nhận mức cao nhất trong hơn hai năm và tuyên bố sẽ tiếp tục thắt chặt cho đến khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế quá nóng giảm xuống.

Tuyên bố của Ngân hàng trung ương Nga nhấn mạnh, lạm phát đã tăng nhanh và đang tăng đáng kể so với dự báo của ngân hàng đưa ra vào tháng 4/2024. Ngân hàng cũng nâng dự báo lạm phát năm 2024 lên 6,5–7,0%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 4%.

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tăng trưởng nhu cầu trong nước tiếp tục vượt đáng kể so với khả năng tăng trưởng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Nhằm đưa lạm phát giả, việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết.

Ngân hàng cũng lưu ý rằng "nền kinh tế Nga đang đi chệch khỏi con đường tăng trưởng cân bằng" và chỉ ra tình trạng thiếu hụt lao động cùng sự mở rộng liên tục của hoạt động cho vay bán lẻ và doanh nghiệp là những yếu tố chính dẫn đến lạm phát cao.

Trước đó, ngân hàng đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 2,5%-3,5% lên 3,5%-4,0%. Tổng thống Nga Vladimir Putin ước tính nền kinh tế Nga đã tăng trưởng hơn 5% trong nửa đầu năm nay.

Thế giới liên tục ghi nhận những ngày nắng nóng kỷ lục

Cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết ngày 22/7 là ngày nóng nhất được ghi nhận sau khi nền nhiệt trung bình trong ngày này là 17,15 độ C, vượt qua mức cao kỷ lục vừa được ghi nhận trước đó 1 ngày (21/7) là 17,09 độ C.

Zeke Hausfather, nhà khoa học khí hậu, nhận định: “Kỷ lục này là một dấu hiệu đáng lo ngại” và dự báo rằng năm 2024 có thể sẽ trở thành năm nóng nhất được ghi nhận, nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải hiệu quả.

Trong mùa hè qua, người dân trên thế giới đã hứng chịu tác động của nhiều đợt nắng nóng cực hạn gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiệt độ kỷ lục được cho là nguyên nhân gây ra hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trường hợp tử vong ở châu Á, châu Âu hay gây cháy rừng ở nhiều quốc gia châu Mỹ.

Cơ quan giám sát khí hậu cũng cảnh báo rằng các kỷ lục nhiệt độ mới là không thể tránh khỏi khi hành tinh tiếp tục nóng lên. Các nhà khoa học đã nhiều lần kêu gọi giảm khẩn cấp và nhanh chóng lượng khí thải nhà kính để ngăn chặn tình trạng này.

Nhà khí tượng học Bob Henson, Yale Climate Connections bày tỏ: "Tôi không bất ngờ khi kỷ lục bị phá vỡ, mà sự tăng vọt về nhiệt trong 2 năm vừa qua mới là vấn đề đáng lo ngại".

Thảm hoạ lở đất kinh hoàng tại Ethiopia

Thảm hoạ lở đất "kép" đã diễn ra tại Ethiopia trong tuần này, khiến hàng trăm người bị chôn vùi và thiệt mạng.

Theo đó, tối 21/7, một vụ lở đất chôn vùi hàng trăm người dân ở khu vực Gofa, bang miền Nam Ethiopia. Đến sáng 22/7, trận lở đất thứ hai tiếp tục chôn vùi những người đang tập trung tìm kiếm nạn nhân.

Thông tin mới nhất từ Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết ít nhất 257 người đã thiệt mạng trong vụ lở đất kinh hoàng này, đồng thời cảnh báo con số này có thể tăng lên tới 500 người.

Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn hiện đang được tiến hành dưới sự chỉ đạo của chính quyền quốc gia và địa phương với sự hỗ trợ của các cơ quan nhân đạo và các thành viên cộng đồng địa phương.

Ngày 26/7, Viện Đại biểu Nhân dân Ethiopia (Hạ viện) đã tuyên bố quốc tang 3 ngày để tưởng niệm 257 công dân đã thiệt mạng.

"Để bày tỏ sự thương tiếc đối với những công dân đã thiệt mạng trong vụ tai nạn lở đất xảy ra tại làng Kencho Shacha Gozdi, miền Nam Ethiopia, Viện Đại biểu Nhân dân Ethiopia đã quyết định tuyên bố quốc tang 3 ngày, đồng thời cầu mong sự an lành đến với người thân của các nạn nhân và toàn thể người dân đất nước”, Hạ viện Ethiopia thông báo.

Một hình ảnh tại hiện trường lở đất của Ethiopia.

Trung Quốc đón "siêu bão" mạnh nhất từ đầu năm

Tối 25/7 (giờ địa phương), siêu bão Gaemi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, sau khi càn quét Đài Loan với sức gió kỷ lục lên tới 227km/h.

Bão số 3 Gaemi có sức gió lên tới 100,8 km/h gần tâm bão, giảm nhẹ so với 118,8 km/h được ghi nhận vào đêm 25/7 khi đổ bộ vào thành phố Phủ Điền của Phúc Kiến.

Mặc dù siêu bão Gaemi đã bị hạ cấp thành bão nhiệt đới do tốc độ gió chậm hơn, nhưng các dải mây rộng của cơn bão vẫn gây nguy cơ lũ lụt đáng kể, đặc biệt là với các con sông ở miền trung Trung Quốc vốn có nước dâng cao do mưa mùa hè.

Bão Gaemi là cơn bão mạnh nhất tấn công Trung Quốc trong năm nay. Cho đến nay, cơn bão ảnh hưởng đến gần 630.000 người ở Phúc Kiến của Trung Quốc, gần một nửa trong số đó phải di dời, theo Tân Hoa Xã. Cơn bão được dự báo sẽ gây mưa lớn ở ít nhất 10 tỉnh của Trung Quốc trong những ngày tới.

Dự báo, tuần tới, tác động của cơn bão số 3 này sẽ lan xa về phía bắc tới tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh - 2 nơi đang chịu tác động của nước sông dâng cao, các thành phố ngập lụt sau loạt mưa bão mạnh vài ngày trước.

Hình ảnh hậu quả của bão Gaemi đổ bộ Đài Loan.

Bão Gaemi được so sánh với siêu bão Doksuri năm ngoái - cơn bão lịch sử với sức tàn phá khủng khiếp tới tận Bắc Kinh và khiến Trung Quốc thiệt hại gần 30 tỉ USD.

Trước đó, siêu bão Gaemi đổ bộ vào khu vực huyện Nghi Lan, bờ biển đông bắc Đài Loan, gây ngập lụt kéo theo ùn tắc giao thông khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 500 người bị thương.

Theo Cục Thời tiết Đài Loan, đây là cơn bão mạnh nhất tấn công hòn đảo này trong 8 năm qua, với sức gió giật lên tới 227km/h trước khi suy yếu.

Apple bị ‘hất’ khỏi top 5 khi các hãng điện thoại Trung Quốc thống trị thị trường

Apple bị ‘hất’ khỏi top 5 khi các hãng điện thoại Trung Quốc thống trị thị trường

Tài chính quốc tế
(VNF) - Hãng công nghệ Mỹ Apple đã bị loại khỏi danh sách 6 nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý II do sự cạnh tranh từ các thương hiệu trong nước ngày càng gia tăng, theo báo cáo của Canalys.
Cùng chuyên mục
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.