Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).
Năm 1993, Nguyễn Gia Thiều (Việt kiều Pháp) cùng anh trai là Nguyễn Trọng Thăng, Tổng giám đốc Đông Nam Associates, thành lập doanh nghiệp với tên ban đầu là Công ty TNHH Trọng Thăng, chuyên kinh doanh máy vi tính. Năm 1996, công ty kinh doanh thêm mặt hàng điện thoại di động và đổi tên thành Công ty TNHH Đông Nam 3 năm sau đó.
Hãng Đông Nam từng là nhà phân phối chính thức cho hai hãng điện thoại di động Nokia và Samsung.
Khoảng 16 năm trước (ngày 2/1/2003), lực lượng Cảnh sát Điều tra phối hợp với Cảnh sát Kinh tế Bộ Công an đã tiến hành phong toả, khám xét đồng loạt 5 điểm kinh doanh điện thoại di động của Công ty Đông Nam tại TP. HCM.
Đồng thời, công an khám xét tại nhà hoa hậu Hà Kiều Anh (số 38/6 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận) và đại lý phân phối của hãng Samsung, 147Bis Hai Bà Trưng.
Vào thời điểm đó, Cục phó Cục Cảnh sát kinh tế Phạm Ngọc Chiến cho biết việc khám xét khẩn cấp là để thu giữ tài liệu liên quan nhằm xác định hành vi trốn thuế, buôn lậu liên quan đến Đông Nam.
Ngay sau đó, Giám đốc Nguyễn Gia Thiều cùng ê kíp đã thừa nhận hành vi trốn thuế trong nhập khẩu và kinh doanh điện thoại di động.
Ngày 5/1/2003, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Gia Thiều cùng kế toán trưởng Nguyễn Thanh Tùng về tội trốn thuế. Quyết định được đưa ra sau khi nghiên cứu các tài liệu thu giữ trong cuộc khám xét các cơ sở của công ty.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, từ năm 1999 đến năm 2002, Nguyễn Gia Thiều đã nhập lậu trên 39.000 chiếc điện thoại di động bằng nhiều hình thức như gửi bưu điện, gửi phi công, tiếp viên... có tổng trị giá gần 149 tỷ đồng.
Hơn nữa, với danh nghĩa Đông Nam Việt Nam, Nguyễn Gia Thiều đã ký hợp đồng với Đông Nam Hong Kong (do Bùi Thiên Kim - chị dâu của Thiều, làm Giám đốc) để mua hàng tuồn lậu vào trong nước bán trốn thuế gần 100 tỷ đồng.
Do việc kê khai giá điện thoại di động nhập khẩu thấp hơn giá mua thực tế nên Công ty Đông Nam không thể thanh toán số tiền chênh lệch thực tế phải trả qua ngân hàng và phải thanh toán tiền mua điện thoại di động nhập lậu hàng qua đường phi mậu dịch, nên Công ty Đông Nam phải chuyển tiền trái phép cho Công ty Đông Nam Hong Kong.
Nguyễn Gia Thiều đã chỉ đạo cho các nhân viên kế toán Công ty Đông Nam mang tiền đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Chi nhánh TP. HCM (Techcombank) giao cho Hoàng Ngọc Diệp, Phó trưởng phòng và Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Techcombank TP. HCM (hiện 2 đối tượng đã bỏ trốn) và một số đối tượng khác để chuyển cho Công ty Đông Nam Hong Kong, với chi phí vận chuyển 0,7%.
Tổng cộng Thiều đã chuyển trái phép số tiền 21,1 triệu USD ra nước ngoài.
Ngày 26/3/2004, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất việc tống đạt bản kết luận điều tra số 04/C16(C3)P5 đến Nguyễn Gia Thiều (chồng cũ cựu hoa hậu Hà Kiều Anh) cùng 21 bị can trong vụ án Công ty Đông Nam và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập cáo trạng truy tố tất cả 22 bị can này ra tòa theo đúng thủ tục luật định.
Theo cơ quan điều tra, ngoài Công ty Đông Nam, Nguyễn Gia Thiều còn tiến hành thành lập một số doanh nghiệp “con” khác đặt trụ sở tại Hà Nội và TP. HCM để triển khai các hoạt động kinh doanh điện thoại di động và “bao trọn gói” các dịch vụ sửa chữa, bảo hành mặt hàng cao cấp này. Đó là các Công ty Phát triển công nghệ, Tam Nguyên, Hưng Đạo, TB...
Trong quá trình điều hành hệ thống “công ty gia đình”, Nguyễn Gia Thiều đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của nhà nước để chủ mưu, chỉ đạo nhân viên dưới quyền mở hai hệ thống sổ sách kế toán, lập các chứng từ giả mạo... trốn thuế với số lượng lớn.
Nguyễn Gia Thiều còn chỉ đạo cấp dưới móc nối với một số cán bộ, nhân viên hải quan và hàng không nhập lậu các mặt hàng đồng hồ và điện thoại di động qua đường phi mậu dịch với số lượng lớn, đồng thời chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng nhiều thủ đoạn.
Với vai trò chủ mưu, Nguyễn Gia Thiều bị đề nghị truy tố 3 tội: “Buôn lậu”, “Trốn thuế” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Các cán bộ và nhân viên dưới quyền Nguyễn Gia Thiều bị đề nghị truy tố với vai trò đồng phạm giúp sức gồm: Nguyễn Thanh Tùng và Ngô Văn Toàn (nguyên kế toán trưởng Công ty Đông Nam), Phạm Anh Vũ (nguyên giám đốc Công ty Thiên Anh), Nguyễn Quang Hoan (nhân viên Công ty TB), Huỳnh Tiến Dũng (nguyên giám đốc Trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp thiết bị Viễn thông), Đỗ Liên Anh (nhân viên Công ty Đông Nam).
7 cán bộ, nhân viên hải quan và hàng không bị đề nghị truy tố về tội “Buôn lậu” với vai trò đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Gia Thiều, gồm: Lê Văn Nhân và Đặng Mạnh Quyền (đều thuộc Chi cục Hải quan Nội Bài, Hà Nội), Nguyễn Đăng Chiểu và Đào Lê Anh (đều là nhân viên trợ lý khai thác thuộc Văn phòng chi nhánh Hàng không Việt Nam tại Lào), Nguyễn Đình Hiếu (thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội), Vũ Hữu Thiều (nhân viên kho hàng Xí nghiệp thương mại Mặt đất sân bay Nội Bài) và Nguyễn Thị Vinh Quang (nguyên cán bộ Cục Hải quan TP. HCM).
8 nhân viên hải quan thuộc Chi cục Hải quan Nội Bài bị đề nghị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm...”, gồm: Đinh Quang Hưng, Phạm Thái Hà, Lương Thị Dương, Cù Anh Dũng, Vũ Công Năm, Cao Văn Nhật, Trần Hồng Thái và Nguyễn Văn Thụ.
Đối với 4 bị can đã có hành vi phạm tội nhưng bỏ trốn, cơ quan điều tra đang tiếp tục truy nã, gồm: Bùi Thiên Kim (vợ Nguyễn Trọng Thăng, nguyên giám đốc Công ty Đông Nam tại Hồng Kông đồng thời là giám đốc Công ty Toàn Cơ tại 67 Thủ Khoa Huân, quận 1), Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ tại phường Bến Thành, quận 1, hành nghề buôn bán tự do), Nguyễn Trường Sơn (nguyên giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần kỹ thương Việt Nam tại TP. HCM) và Hoàng Ngọc Diệp (nguyên phó Phòng kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Kỷ Thương).
Riêng đối với bị can Đặng Văn Hoa (nhân viên Công ty Đông Nam), do hành vi phạm tội có liên quan đến Nguyễn Quốc Tuấn, là đối tượng bỏ trốn nên chưa có điều kiện làm rõ, cơ quan điều tra đề nghị tạm đình chỉ điều tra.
Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã phát hiện 23 phi công và tiếp viên đã có hành vi vận chuyển hàng lậu cho các “chân rết” của Công ty Đông Nam nhưng xét mức độ tham gia hạn chế, chưa đến mức xử lý bằng hình sự nên cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Hàng không Việt Nam xử lý hành chính, trong đó có 7 phi công và 4 tiếp viên bị đề nghị buộc thôi việc.
Ngày 16/1/2005, Tòa án nhân dân TP. HCM đã mở phiên xét xử vụ buôn lậu, trốn thuế quy mô lớn tại Công ty Đông Nam. Sau 15 ngày xét xử, tòa tuyên phạt Nguyễn Gia Thiều 20 năm tù về hai tội “Buôn lậu” và “Trốn thuế”.
Ngoài hình phạt trên, hội đồng xét xử còn tuyên buộc Thiều phải nộp 148 tỷ đồng tiền buôn lậu, nộp phạt bổ sung một lần giá trị tiền trốn thuế và tiền trốn thuế là gần 200 tỷ đồng.
Đồng phạm của Thiều là Phạm Anh Vũ bị phạt mức án là 10 năm tù cùng về tội danh trên. Nhóm các bị cáo là nhân viên, giám đốc các công ty đã đồng phạm, giúp sức cho Thiều gồm: Nguyễn Quang Hoan, Huỳnh Tiến, Đỗ Liên Anh bị tuyên phạt từ 3-7 năm tù về tội buôn lậu.
Các bị cáo còn lại trong đó có 12 bị cáo là cán bộ hải quan và phi công, tiếp viên hàng không bị tuyên phạt mức từ 18 tháng tù cho hưởng án treo đến 7 năm tù giam về tội buôn lậu.
Đáng chú ý, quá trình điều tra vụ án buôn lậu và trốn thuế xảy ra tại công ty Đông Nam của Nguyễn Gia Thiều năm 2003, Cơ quan cảnh sát Điều tra Bộ Công an xác định Nguyễn Quốc Tuấn là một trong những đầu mối chính nhập lậu cho Công ty Đông Nam.
Tuấn đích thân đứng tên đi nhận hàng lậu về cho Thiều tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Sau 12 năm vụ án này xảy ra, vào tháng 12/2015, Interpol đã chính thức phát lệnh truy nã quốc tế đặc biệt đối với Nguyễn Quốc Tuấn. Lệnh truy nã này có hiệu lực bắt giữ trên 185 quốc gia.
(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).
(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,
(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - Nhấn mạnh phải phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Bộ Công Thương đề nghị TP. Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để xây dựng trung tâm điều hành mới.
(VNF) - Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
(VNF) - Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố 3 tội danh.
(VNF) - Cơ quan điều tra cáo buộc bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhận hối lộ 50 tỷ trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về đề nghị cho tạm dừng thực hiện xây dựng đề án thành lập thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.