'Tuyệt đại doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng có ý nghĩa gì'
Ái Châu Tử -
15/06/2020 15:59 (GMT+7)
(VNF) - Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã đưa ra nhận xét trên tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước diễn ra chiều nay (15/6).
Ông Vũ Tiến Lộc
Tấm huy chương vàng ở cấp độ toàn cầu dành cho Việt Nam
Theo ông Lộc, trải qua hơn 170 ngày đêm “đánh giặc” (chống dịch như chống giặc - PV), cho đến nay, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã kiểm soát tốt, thậm chí rất tốt dịch bệnh Covid-19.
Mặc dù, tại một vài thời điểm, ở một số địa phương, có những biện pháp được áp dụng có thể hơi quá mức cần thiết, nhưng về tổng thể ông Lộc cho rằng ứng xử của Chính phủ để bảo đảm thực hiện mục tiêu kép: phòng - chống dịch bệnh và phát triển kinh tế- xã hội là hợp lý, hài hoà.
"Lại một lần nữa trong hoàn cảnh khó khăn, vũ khí bách chiến bách thắng' của cách mạng nước ta là: 'Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân ra trận, Đảng lãnh đạo, Quốc hội đồng lòng, Chính phủ điều hành và Mặt trận chung tay' đã giúp chúng ta làm nên chiến thắng được cả thế giới ghi nhận. Việt Nam xứng đáng có được tấm huy chương vàng đầu tiên ở cấp độ toàn cầu trong lĩnh vực phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh", ông Lộc nhấn mạnh.
Có thể tăng nợ công trong bối cảnh hiện nay
Nhận định cuộc chiến chống “giặc tụt hậu” trong hành trình tái khởi động, phục hồi và phát triển nền kinh tế đang đòi hỏi những kỹ năng và nỗ lực gấp bội lần cuộc chiến chống giặc Covid-19, ông Lộc cho biết mặc dù đồng tình với phương án điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng về khoảng 4,5% nhưng ông "chưa thật yên tâm vì các giải pháp của Chính phủ đưa ra dường như vẫn chưa đủ mạnh để có thể đạt được mục tiêu này".
Cụ thể, ông Lộc chỉ ra ngoài chủ trương thúc đẩy đầu tư công, các chính sách tài khoá khác có vẻ vẫn còn dè dặt khi chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, phí cho doanh nghiệp.
"Trong điều kiện tuyệt đại bộ phận các doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì việc tại kỳ họp này Quốc hội quyết định cắt giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thì cũng chẳng có thêm ý nghĩa gì nhiều", ông nói.
Ông Lộc cho rằng với mức nợ công hiện tại là 56% GDP, Chính phủ vẫn còn dư địa để thực hiện các biện pháp giãn, hoãn cắt, giảm thuế với liều lượng mạnh hơn trong thời gian tới. Ví dụ, có thể kéo dài hơn thời hạn giãn, hoãn các khoản thuế, phí phải nộp tới 12 tháng, thay vì chỉ 3 hay 6 tháng .
"Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã rất thành công trong việc giảm mức nợ công. Và bây giờ là thời điểm chúng ta có thể sử dụng chính sách tài khóa ngược chu kỳ để đối phó với dịch bệnh, tức là giảm nợ công trong giai đoạn kinh tế phát triển thuận lợi để tăng nợ công trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Nghệ thuật của việc điều hành chính sách tài khoá luôn là như vậy", ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Lộc bày tỏ sự đánh giá cao đối với việc Ngân hàng Nhà nước đã tiên phong trong việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp, đã kịp thời hai lần liên tiếp hạ lãi suất điều hành trong những tháng đầu năm.
Nhưng ông Lộc cũng chỉ ra tác động của chính sách này đến lãi suất thị trường, đặc biệt là lãi suất trung và dài hạn vẫn chưa thực sự rõ nét. Việc cơ cấu lại nợ về thời hạn và lãi suất cho các doanh nghiệp, mới chỉ giúp “cầm máu”, mà chưa giúp “chữa lành được vết thương“ và tạo ra được động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.
"Tôi đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sớm nghiên cứu ban hành một gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trong các ngành như du lịch, hàng không... Tất nhiên, gói này cần có giới hạn phù hợp để ngăn ngừa lạm phát có nguy cơ quay trở lại", ông nói.
Đề cập tới vấn đề lạm phát, ông Lộc nhận xét: dường như Chính phủ có phần lơi lỏng mục tiêu kiềm chế lạm phát khi điều chỉnh mục tiêu lạm phát “dưới 4%” thành “khoảng 4%”.
"Mặc dù rất chia sẻ với quan điểm thận trọng của Chính phủ, nhưng tôi vẫn tha thiết đề nghị trong điều hành, Chính phủ sẽ phấn đấu để đạt được mức lạm phát dưới 4%. Điều này rất quan trọng vì đó là cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện uy tín và tầm nhìn của Chính phủ trong dài hạn là điểm neo giữ của niềm tin để người dân và các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh. Chúng ta không nên để suy giảm niềm tin đó", Chủ tịch VCCI đề nghị.
Ông cho rằng dù còn rất nhiều thách thức nhưng Chính phủ có nhiều cơ hội và công cụ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
"Giá thịt heo dù vẫn còn neo ở mức cao nhưng như Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo với Quốc hội, nếu không có những diễn biến bất thường thì đến quý IV này, với nỗ lực tái đàn của bà con nông dân, đàn lợn sẽ khôi phục lại mức sản lượng tiềm năng trước đại dịch. Còn giá xăng dầu trong những tháng đầu năm đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo và trong thời gian tới và nếu liên bộ Tài chính - Công Thương xả quỹ bình ổn giá xăng dầu thì tác động cộng hưởng những yếu tố này giúp mục tiêu lạm phát dưới 4% vẫn có thể trở thành hiện thực", ông Lộc lạc quan.
Nhận định thời kỳ "hậu Covid-19" ngoài những thách thức cũng đang mở ra một số cơ hội, ông Lộc đánh giá việc Chính phủ dự định lập tổ công tác đặc biệt để thúc đẩy công tác thu hút đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điểm then chốt là vẫn phải đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
"Về việc này, trong khoảng 2 năm rưỡi kể từ đầu nhiệm kỳ này, cải cách thể chế đã được triển khai khá mạnh mẽ với nhiều khí thế nhưng từ hơn một năm nay, đà cải cách đang có phần chững lại, nhiều mục tiêu cải cách hướng tới mục tiêu nhóm 3, nhóm 4 trong ASEAN đang trở thành lỡ hẹn. Vì vậy tái khởi động đà cải cách để tái khởi động nền kinh tế đang là yêu cầu bức thiết đặt ra. Tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới nhiệm vụ hệ trọng này", ông Lộc tha thiết.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.