Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, trong một bài đăng trên Twitter ngày 3/10 với tiêu đề "Hòa bình Ukraine-Nga”, vị tỷ phú Mỹ đã đưa ra một số gợi ý nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Trước tiên, ông đề xuất Nga nên thực hiện lại các cuộc bầu cử ở 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vừa tổ chức trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của Liên hợp quốc và Nga sẽ rút khỏi các khu vực này nếu đó là ý muốn của đa phần cử tri.
Thứ hai, vị tỷ phú cho rằng Ukraine nên công nhận bán đảo Crimea là một phần của Nga như giai đoạn từ năm 1783 đến khi cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết trao bán đảo này cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine vào năm 1954. Theo tỷ phú Elon Musk, quyết định khi đó của ông Khrushchev là "sai lầm".
Tiếp đó, ông chủ hãng xe điện Tesla cho rằng Ukraine nên đảm bảo cung cấp nước cho Crimea. Ukraine đã cắt nguồn cung nước vào năm 2014 sau khi người dân Crimea bỏ phiếu để tái gia nhập Liên bang Nga. Ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine, nguồn cung đã được khôi phục.
Cuối cùng, tỷ phú Mỹ cho rằng Ukraine cần cam kết duy trì vị thế trung lập, đây là điều mà Nga đã đề nghị từ lâu trước khi tiến hành chiến dịch quân sự hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Phần cuối bài đăng, vị tỷ phú kêu gọi những người theo dõi trên Twitter bỏ phiếu "đồng ý" hoặc "phản đối" với những giải pháp này và khẳng định rằng “đây nhiều khả năng sẽ là kịch bản chấm dứt xung đột”.
Tỷ phú Elon Musk cũng nhấn mạnh thêm rằng ông không đề xuất những ý tưởng gây tranh cãi này để thêm nổi tiếng mà ông “thực sự quan tâm đến việc hàng triệu người có thể chết một cách vô nghĩa”.
“Nga đang huy động một phần. Họ sẽ huy động toàn bộ lực lượng tham chiến nếu Crimea gặp rủi ro. Người chết của cả hai bên sẽ rất tàn khốc. Nga có dân số đông gấp ba lần Ukraine, chiến thắng là điều khó xảy ra với Ukraine trong chiến tranh tổng lực. Nếu quan tâm đến người dân Ukraine, hãy theo đuổi hòa bình”, vị tỷ phú nhấn mạnh.
Loạt đề xuất của tỷ phú Elon Musk đã vấp phải loạt phản ứng gay gắt từ Ukraine. Quốc hội nước nà đã trả lời đề xuất của ông Musk bằng một từ "không".
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng bình luận trên Twitter rằng: "Những người gợi ý Ukraine từ bỏ người dân, từ bỏ lãnh thổ không nên sử dụng từ hòa bình".
Tổng thống Litva Gitanas Nausėda cũng không ủng hộ đề xuất của tỷ phú Elon Musk, ông Nausėda đã lấy ví dụ rằng “nếu có ai lấy 2 cái bánh xe của một chiếc Tesla, không có nghĩa họ là chủ sở hữu của chiếc xe, ngay cả khi 2 cái bánh xe bỏ phiếu ủng hộ”.
Crimea là một bán đảo lớn ở châu Âu, nằm ngay phía nam đất liền của Ukraine và phía tây miền Kuban của Nga. Crimea đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014 khi đại đa số cử tri Crimea đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crimea, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga. Nga khẳng định việc sáp nhập Crimea tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crimea, trong khi chính quyền Ukraine vẫn coi bán đảo Crimea là phần lãnh thổ nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Các nước Liên minh châu Âu đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây, kéo theo một loạt các lệnh trừng phạt dành nhằm vào Nga. Chính quyền Mỹ cũng đưa ra nhiều lệnh trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Nga liên quan tới việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. |
Xem thêm >> Hoạt động sản xuất của Nga tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.