Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã
(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
Ùn tắc giao thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến các đô thị trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn về kinh tế, môi trường và chất lượng sống. Đây là vấn đề toàn cầu phải đối mặt từ lâu.
Theo các báo cáo từ nhiều tổ chức, tình trạng ùn tắc giao thông không chỉ là gánh nặng với người dân mà còn tiêu tốn nguồn lực to lớn của quốc gia.
Theo tính toán của Texas A&M Transportation Institute (TTI) năm 2023, ùn tắc giao thông ở Mỹ gây thiệt hại kinh tế trung bình hơn 160 tỷ USD mỗi năm.
INRIX- Hãng cung cấp thông tin về giao thông và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và kinh tế (CEBR) của Mỹ cũng cho biết, thiệt hại sẽ còn tăng lên mức 186 tỷ USD nếu không có bất kỳ giải pháp nào được đưa ra. Con số này bao gồm chi phí nhiên liệu lãng phí, thiệt hại thời gian làm việc và hao tổn máy móc.
Tại Anh, INRIX ước tính rằng tình trạng ùn tắc giao thông ở London năm 2022 đã khiến kinh tế thất thoát hơn 5 tỷ Bảng Anh. Các chuyên gia của INRIX nhận định, trung bình mỗi người London đã lãng phí 156 giờ mỗi năm do ùn tắc.
Tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông đã gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo một báo cáo từ Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông, lượng xe máy và ô tô tăng nhanh đã khiến mạng lưới giao thông đô thị không kịp phát triển. Tình trạng kẹt xe đã khiến người dân mất trung bình 2-3 giờ mỗi ngày để di chuyển.
Theo Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, thiệt hại kinh tế do tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM và Hà Nội được ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu bị lãng phí chiếm tới 30-35% tổng chi phí giao thông hàng ngày. Các cơ quan chức năng ở hai thành phố dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng này.
Vào năm 2022, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết, qua nghiên cứu của đơn vị và Viện Nghiên cứu phát triển TP, mỗi năm TP. HCM thiệt hại khoảng 6 tỷ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông. Cụ thể, qua tính toán của Sở và Viện Nghiên cứu phát triển, TP mỗi năm thiệt hại khoảng 138.000 tỷ đồng vì tình trạng ùn tắc giao thông.
Tại Thủ đô Hà Nội, ùn tắc giao thông cũng được xem là vấn nạn đô thị ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo Viện Chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải, một số nghiên cứu cho thấy thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội vào khoảng 1,2 tỷ USD/năm (số liệu năm 2018). Hiện nay con số này đã tăng lên 3 tỷ USD/năm.
Đối với doanh nghiệp, ùn tắc giao thông còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics và vận tải. Theo một nghiên cứu do Trường đại học Giao thông Vận tải thực hiện, các doanh nghiệp logistics tại TP.HCM đã gánh chịu chi phí gia tăng tới 15 - 20% do ùn tắc giao thông trong giai đoạn cao điểm.
Ngoài những thiệt hại trực tiếp, tình trạng ùn tắc giao thông còn gây hậu quả dài hạn. Chẳng hạn, để đầu tư mới cơ sở hạ tầng nhẳm giảm ùn tắc, các chính phủ đã tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm, các nước OECD dành trung bình 3-5% GDP để khắc phục hậu quả giao thông.
Nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp như đầu tư hạ tầng giao thông công cộng, phát triển các hệ thống giao thông thông minh và khuyến khích người dân sử dụng xe đạp hoặc đi bộ.
Chẳng hạn, Singapore đã áp dụng hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP) nhằm giảm tải xe trong giờ cao điểm, đánh thuế theo mức độ giao thông cụ thể.
Các quốc gia khác như Hà Lan và Thụy Điển đã đầu tư mạnh vào giao thông công cộng, nhất là hệ thống xe buýt và tàu điện ngầm hiện đại.
Tại Mỹ, nhiều thành phố đã triển khai các hệ thống giao thông thông minh (ITS), bao gồm đèn giao thông tự động thích nghi điều phối theo dòng xe, cùng các ứng dụng công nghệ số hỗ trợ người lái xe tìm tuyến đi tối ưu.
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là giải pháp được quan tâm để giải quyết tắc đường hiện nay
Tại Việt Nam, Sở GTVT cho biết qua thống kê, từ ngày 1/1/2025 đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông có xu hướng tăng so với thời điểm cuối năm 2024. Lượng tăng trung bình từ 2,8 đến 11,4% tại các khu vực Trung tâm TP.
Phát triển hạ tầng giao thông công cộng được cho là một điểm mấu chốt, như tuyến metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, tỷ lệ đảm nhận vận chuyển của các loại hình vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội trong năm 2022, chỉ chiếm gần 15% nhu cầu đi lại của người dân, trong đó, xe buýt thường chiếm 12,2%.
Hà Nội từng đặt mục tiêu xây dựng 7 vành đai lớn song hiện chỉ có vành đai 3, khiến áp lực gồng gánh trở nên quá tải. Dự án vành đai 4, với tổng chiều dài 112,8 km, được khởi công vào giữa năm 2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 vào quý 4 năm 2025, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.
TP. HCM cũng triển khai các dự án đường Vành đai 3, 4. Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM dài hơn 76km đã được Quốc hội thông qua về chủ trương đầu tư, với tổng mức dự toán là 75.378 tỉ đồng. Nếu dự án này giải quyết được một phần bài toán ùn tắc giao thông ở TP. HCM, đầu tư về hạ tầng giao thông tốt hơn thì thiệt hại kinh tế do ùn tắc giảm đi.
Tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM dài 207 km đi qua 5 tỉnh, thành, gồm TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu, để giải quyết bài toán ùn tắc ở khu vực kinh tế động lực Đông Nam bộ. Tổng chiều dài tuyến đường này gần 207 km, với khái toán tổng mức đầu tư hơn 136.000 tỷ đồng, lớn nhất trong các dự án giao thông phía Nam từ trước tới nay.
Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện các tuyến cao tốc quốc gia là biện pháp mà Chính phủ đang tiến hành ráo riết. Hiện cả nước đang thi công 1.700 km cao tốc, trong đó có một số tuyến vừa đưa vào hoạt động. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng, đẩy nhanh tiến độ các dự án để hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc, bảo đảm thực hiện mục tiêu có ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.
Kể từ khi Nghị định 168 về tăng mức xử phạt vi phạm giao thông có hiệu lực, ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, tình trạng lưu thông không tuân thủ theo hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông và vạch kẻ đường đã hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, với mật độ lưu lượng phương tiện tăng cao, bề rộng mặt đường nhiều nơi hẹp dẫn đến phương tiện dừng chờ kéo dài.
Ùn tắc không chỉ là vấn đề giao thông mà còn đáng lo ngại về mặt kinh tế và xã hội. Việc hiểu rõ và áp dụng các biện pháp hữu hiệu sẽ góp phần giảm thiệt hại và tăng cường chất lượng sống cho người dân.
(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - Nhấn mạnh phải phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Bộ Công Thương đề nghị TP. Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để xây dựng trung tâm điều hành mới.
(VNF) - Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
(VNF) - Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố 3 tội danh.
(VNF) - Cơ quan điều tra cáo buộc bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhận hối lộ 50 tỷ trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về đề nghị cho tạm dừng thực hiện xây dựng đề án thành lập thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp mới xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - Dự kiến từ nay tới hết tháng 8, mỗi tháng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ khởi công một dự án nhà ở xã hội.
(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.