Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP. HCM có hơn 20.000 doanh nghiệp rời thị trường, gồm 18.204 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 24,6% so với cùng kỳ, và 1.823 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp quý II/2023 của ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2023, đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất, giảm nhân công. Bên cạnh đó, xu hướng ngày càng gia tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam khiến doanh nghiệp bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê TP. HCM, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2023 đạt 227.872 tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán và giảm 6,8% so với cùng kỳ; hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm nên thu ngân sách giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Khảo sát của Cục Thống kê TP. HCM về dự báo tình hình kinh doanh trong quý III/2023 so với quý II/2023 cho thấy, có 26,4% doanh nghiệp đánh giá sẽ tốt hơn, 35,1% giữ ổn định và 38,5% đánh giá khó khăn hơn.
Ghi nhận thực trạng từ 17.000 doanh nghiệp hội viên và hoạt động của hàng trăm nghìn doanh nghiệp thuộc các hội doanh nghiệp khác trên địa bàn TP. HCM, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, nhấn mạnh với Tạp chí Đầu tư Tài chính rằng có 3 vấn đề quan trọng nhất đang vây lấy doanh nghiệp, đó là nhu cầu thị trường bị thu hẹp, khó khăn về dòng tiền và lãi suất vay ngân hàng cao.
Theo đó, khó khăn lớn nhất, gây tác động mạnh nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Hiện trên thị trường xuất khẩu, các đơn hàng đã bị giảm đơn 15- 30% tùy ngành nghề. Ông Hòa phân tích: “Trong cung- cầu, khi cầu sụt giảm thì các lãnh đạo doanh nghiệp dù có giàu kinh nghiệm, quy mô lớn hoặc nhỏ, kinh doanh bài bản đến mấy cũng bị tác động”.
Đơn hàng xuất khẩu giảm, dẫn đến hệ lụy là doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm lượng hoặc cắt bớt nhân sự, thậm chí đóng cửa một số dây chuyền, nhà máy. Người tiêu dùng trước thực tế này sẽ phải tính toán, cân nhắc trong mua sắm, dè sẻn chi tiêu. Từ đó, lại dẫn đến việc nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nội địa giảm theo. Thiếu đơn hàng từ thị trường xuất khẩu đến thị trường nội địa đang đẩy hàng nghìn doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khốn khó.
Khó khăn kế tiếp mà phần lớn doanh nghiệp đang phải quay cuồng là sự thiếu hụt, chậm trễ về dòng tiền. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt dòng tiền, trong đó lý do chính là doanh thu bị thiếu hụt khi đơn hàng giảm hoặc không có; dòng tiền quay về chậm khi hàng đã xuất nhưng khách mua không bán được, dẫn đến việc chậm thanh toán. Ngoài ra còn có sức ép đáng kể về dòng tiền khi nhiều doanh nghiệp bị chậm hoàn thuế xuất khấu.
Tình cảnh càng khốn khó hơn khi doanh nghiệp không có tiền thanh toán cho ngân hàng, bị ngân hàng chuyển sang danh sách nợ xấu. “Đây chính là điều những doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, tìm mọi cách vượt qua tình cảnh hiện nay rất lo sợ”, ông Hòa nhấn mạnh. Bởi lẽ khi kinh tế bước qua giai đoạn ổn định, thì việc chuyển nhóm nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp sau này, hạn chế hoặc bít các cửa vay vốn đầu tư trong những năm sau.
Vấn đề khác đang được doanh nghiệp quan tâm là lãi suất ngân hàng trong các tháng gần đây tuy đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Song song với đó, nhiều doanh nghiệp không có niềm tin và hy vọng vào sản xuất kinh doanh nên không dám vay.
“Có thể thấy rõ một bên ngân hàng sẵn sàng cho vay nhưng một bên là doanh nghiệp lại không có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất khi cầu giảm”, ông Hòa phân tích.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. HCM, 6 tháng đầu năm 2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt trên 3,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% so với cuối năm 2022, cho thấy khả năng hấp thụ nguồn vốn kém của các doanh nghiệp.
Nghị quyết 98 của Quốc hội được thông qua vào tháng 6/2023, cho phép TP. HCM thí điểm hơn 40 chính sách đặc thù trong 7 lĩnh vực: Quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP. HCM và TP. Thủ Đức.
Ngày 15/7/2023, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định số 850/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 98 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM. Theo quyết định, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo; Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên làm Phó trưởng ban thường trực.
Theo Sở Kế hoạch- Đầu tư TP. HCM, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đó là tập trung hoàn thiện, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội góp phần khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của TP. HCM. Bên cạnh đó, tập trung rà soát, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền trên các lĩnh vực (về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, bất động sản, hoàn thuế, kế hoạch sử dụng đất hằng năm, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất;…). Cùng với đó, triển khai chương trình kích cầu đầu tư TP. HCM, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các giải pháp kích cầu thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng…
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, cộng đồng doanh nghiệp đang mong đợi nghị quyết sau khi được Hội đồng Nhân dân thông qua thì sẽ sớm được ban hành để triển khai thực hiện càng nhanh càng tốt. Với những việc TP. HCM được phân cấp, TP. HCM sẽ sớm triển khai xuống các cấp trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư, thủ tục, nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn. Ông Hòa lưu ý: “Việc Nghị quyết được triển khai đồng bộ và quyết liệt sẽ kiến tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động; mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội để đầu tư”.
Cụ thể hơn, khi TP. HCM được tự quyết, đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, các dự án được phê duyệt nhanh hơn, chủ động trong các chương trình phát triển hạ tầng chủ động, từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia làm nhà cung ứng, dự thầu, thi công...
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, cứu cánh cho doanh nghiệp hiện nay chính là nguồn vốn đầu tư công. Khi Nhà nước tăng đầu tư công, tạo nên sức hút cho nguồn vốn lớn hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng đổ vào, điều này sẽ tạo đơn hàng khởi đầu cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, ngành nghề có liên quan như xây dựng, xi măng, sắt thép… tạo nên công ăn việc làm khối lượng lớn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng “ngóng” việc TP. HCM khởi động trở lại chương trình kích cầu, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Các chương trình nhà ở xã hội được hỗ trợ thiết thực hơn, các dự án bất động sản được được tháo gỡ khó khăn, mở đường cho thị trường bất động sản hồi phục và phát triển, cũng sẽ thúc đẩy doanh thu các doanh nghiệp và giúp nhiều ngành nghề liên quan tăng trưởng trở lại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.