Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, ngày 10/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TP. HCM.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, đề xuất cho phép Thủ tướng ủy quyền cho chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TP. HCM. Đối với các gói thầu liên quan, do có nhiều địa phương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư nên việc Thủ tướng ủy quyền có nghĩa là quyền vẫn là do Thủ tướng quyết định giao cho nơi nào thực hiện.
Mặt khác, đại biểu Nghĩa cho rằng cần quy định trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong thời gian thực hiện dự án, nếu có phát sinh công việc chỉ định thầu hay nếu phát sinh những vấn đề liên quan cần xin ý kiến thì chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng. Nếu cần thiết thì trong dự thảo nghị quyết có thể là Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng cơ chế này.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề xuất chỉnh lại trong dự thảo nghị quyết là Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng cơ chế, đề nghị là 3 năm kể từ ngày ban hành nghị quyết.
Phát biểu tranh luận ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Văn Thân - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, cho rằng dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TP. HCM là 2 công trình “để đời cho con cháu” cần giao Thủ tướng Chính phủ “cầm trịch”, nếu giao cho các địa phương sẽ dễ dẫn tới tình trạng “xôi đỗ” và không đồng nhất.
Đại biểu đoàn Thái Bình cũng cho rằng nên dành nguồn vốn thích đáng cho hai dự án này, trong đó phải tìm đơn vị thiết kế có tiếng trên thế giới để thiết kế và tư vấn.
Theo đại biểu, làm được hai khâu này, phần thi công sẽ đỡ hơn rất nhiều. Đại biểu Nguyễn Văn Thân cũng cho rằng không cần quá vội vàng triển khai và hoàn thành dự án, có thể kéo dài nếu cần để nghiên cứu kỹ tổng thể dự án, công tác giải phóng mặt bằng, công tác thiết kế và tư vấn.
Bên cạnh đó, khi giao cho các nhà đầu tư cần cân nhắc đến các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp tư nhân làm rất tốt, bởi nếu có thiết kế và tư vấn tốt sẽ có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, nhưng cũng không kiểm tra, kiểm soát quá nhiều các đơn vị có điều kiện thời gian triển khai dự án.
Tranh luận về việc cần có sự tham gia của các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, thanh tra, kiểm toán, vào quá trình xây dựng và triển khai 2 dự án đường vành đai trên, đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, cho rằng nhà nước được tổ chức trên nguyên tắc có phân công kiểm soát quyền lực trên cơ sở phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại cơ quan. Việc tổ chức xây dựng các dự án đó là cơ quan hành chính nhà nước trong đó có phân ra các cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đó là thanh tra, điều tra.
“Nếu như mỗi lần làm dự án lại đưa cả các cơ quan công an, thanh tra, kiểm toán vào sẽ trái với nguyên lý tổ chức vận hành của bộ máy nhà nước và chúng ta sẽ không khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật”, đại biểu Thanh Vân nhìn nhận.
Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng là cần phải xây dựng các dự án đô thị, các khu công nghiệp trên tuyến kết nối dự án đường vành đai 3 và vành đai 4. “Đến lúc phải nhận thức về hiệu quả của đầu tư công không chỉ là về giao thông, đằng sau đó là địa tô chênh lệch do nhà nước tạo ra từ hoạt động đầu tư công”, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Đại biểu khẳng định lâu nay đã không đánh giá vấn đề này, nên mất đi một nguồn lực quan trọng đó là thu được chênh lệch địa tô từ tác động kinh tế của dự án. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải song hành với việc triển khai dự án và xây dựng các dự án liên kết để khai thác quỹ đất ở hành lang của các dự án giao thông này. Đặc biệt là khu công nghiệp, khu đô thị và những khu vực đất cho thuê để khai thác giá trị địa tô để thu về cho ngân sách bù đắp cho chi phí làm đường.
Góp ý về nội dung phiên thảo luận này, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, cho rằng việc triển khai 2 dự án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp vô cùng to lớn, do có thêm hàng ngàn hecta đất trở thành đất vàng, đất bạc, có thêm nhiều khu đô thị, nhiều khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, khoa học, trường đại học… Vậy việc đầu tư để hoàn thành hai dự án này là hết sức cần thiết, cấp bách, chắc chắn, hữu hiệu, rất mong Quốc hội thông qua để hai dự án sớm được triển khai để triển khai.
Đại biểu cũng lưu ý trong quá trình triển khai dự án cần xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật thật tốt, cao cấp nhất để có thể đảm bảo con đường sử dụng được khoảng 100 năm, cần phải coi con đường là một loại bất động sản đặc biệt của quốc gia. Bất động sản này sinh lời trực tiếp và gián tiếp ngay trên thân thể con đường, ngay cạnh con đường và cả một khu vực vành đai, thậm chí cả một miền đất nước, vì vậy phải làm cho thật tốt, thật chất lượng. Trong tờ trình của Chính phủ đề nghị thời gian thu phí là 21 năm, đại biểu xem xét việc thu phí hoàn vốn là 30 năm, như vậy nhẹ bớt cho nhà đầu tư và làm giảm giá thu phí đường cho nhân dân.
Đại biểu khẳng định một tuyến đường được xây dựng với chất lượng, độ bền là 100 năm, nếu thu phí hoàn vốn 25 năm thì vẫn còn 75 năm nữa, hàng năm chỉ cần tu sửa mà dùng vẫn rất có hiệu quả. Đại biểu mong Chính phủ và các tỉnh có liên quan làm thật tốt công tác quy hoạch đồng bộ khu vực vành đai của các tuyến đường để tăng thêm tính hiệu quả của hai dự án quan trọng này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.