Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Khánh Tú - Thứ ba, 13/05/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.

Trái phiếu xanh ‘chậm nhịp’

Trong Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, một trong những định hướng quan trọng là tăng cường huy động và đa dạng hóa nguồn vốn dành cho khu vực này. Đáng chú ý, Nghị quyết nhấn mạnh việc thúc đẩy tín dụng xanh, đồng thời đề xuất các cơ chế hỗ trợ như ưu đãi lãi suất và khuyến khích tổ chức tín dụng giảm chi phí vay vốn đối với doanh nghiệp tư nhân triển khai các dự án xanh, dự án kinh tế tuần hoàn, hoặc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).

Phát biểu tại Hội thảo "Nâng tầm Uy tín Báo cáo Phát triển bền vững: Vai trò của Đánh giá độc lập và đảm bảo", ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinRatings nhấn mạnh, rằng việc thúc đẩy tài chính xanh không chỉ là một chủ trương đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết của Trung ương, mà còn là giải pháp quan trọng nhằm mở rộng nguồn vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguồn lực then chốt giúp hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% và tiến tới phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Quang Thuân phát biểu tại sự kiện.

Trong bức tranh chung đó, trái phiếu xanh được xem là một cấu phần chủ chốt của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, thị trường trái phiếu xanh trong nước vẫn chỉ mới ghi nhận một số giao dịch ban đầu, với quy mô còn nhỏ và diễn ra rải rác, chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện của thị trường.

Đại diện FiinRatings cho biết, việc thiếu khung phân loại xanh quốc gia khiến thị trường tài chính xanh nói chung và trái phiếu xanh nói riêng “chậm nhịp”.

Trên thực tế, trong khi Việt Nam vẫn đang hoàn thiện dự thảo lần thứ 7 về phân loại xanh, thì Thái Lan – quốc gia có cam kết phát triển bền vững tương tự tại COP25 – đã ban hành khung phân loại xanh và hiện đang tiến hành sửa đổi lần thứ hai.

Bên cạnh đó, thị trường hiện đang thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu so sánh phục vụ cho việc đánh giá và xếp hạng hoạt động phát triển bền vững giữa các doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn các báo cáo bền vững vẫn mang tính định tính, mô tả chung chung và chưa thể hiện được các chỉ số đo lường cụ thể. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu liệt kê các hoạt động từ thiện, tài trợ xã hội hay sáng kiến môi trường một cách rời rạc, thiếu cấu trúc và tiêu chuẩn hóa. Điều này khiến việc so sánh, đánh giá mức độ xanh – bền vững giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành gần như không khả thi.

Thị trường còn đang thiếu vắng các hoạt động đánh giá độc lập đối với các dự án xanh – yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập tính minh bạch và độ tin cậy của trái phiếu xanh. Thiếu vắng cơ chế kiểm chứng này khiến nhà đầu tư dễ gặp rủi ro về thông tin, đồng thời làm gia tăng nguy cơ “rửa xanh”. Cùng với đó, hệ thống chính sách hỗ trợ dành riêng cho tài chính xanh vẫn chưa thực sự rõ nét.

Song, cũng theo ông Thuân, một điểm sáng gần đây là dự thảo sửa đổi của Bộ Tài chính liên quan đến trái phiếu xanh đã bước đầu đề cập một số cơ chế ưu đãi. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất giảm 5% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đầu tiên cho các tổ chức phát hành trái phiếu xanh hoặc tín chỉ carbon từ dự án xanh. Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu xanh niêm yết trên sàn cũng được giảm thuế thu nhập với phần lợi nhuận đầu tư.

“Với điều kiện ngân sách hiện nay, Việt Nam khó có thể áp dụng mô hình như Singapore – nơi Chính phủ có thể chi hàng chục, hàng trăm nghìn USD để tài trợ trực tiếp cho mỗi dự án xanh. Nhưng các chính sách hỗ trợ gián tiếp, như ưu đãi thuế hay tạo cơ chế khuyến khích phù hợp, nếu được thông qua, chắc chắn sẽ tạo ra thay đổi rất lớn", ông Thuân nói thêm.

Đại diện FiinRatings cho rằng, nếu không sớm ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ rõ ràng, minh bạch và thực chất, thị trường hoàn toàn có thể đối mặt với những bê bối đáng tiếc.

“Chúng tôi rất không mong 5–7 năm nữa lại xuất hiện những vụ việc doanh nghiệp tự gán mác xanh, ‘rửa xanh’, hay các quỹ đầu tư gắn mác bền vững nhưng thực tế lại gây ô nhiễm môi trường, không đạt chuẩn, khiến nhà đầu tư mất niềm tin. Những lùm xùm từng xảy ra trên thị trường trái phiếu trước đây có thể sẽ lặp lại nếu chúng ta không làm chặt từ đầu”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Vinh, Việt Nam đã đạt được một số tiêu chí pháp lý quan trọng, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục hoàn thiện.

Trong khi đó, ông Trịnh Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết, mục tiêu cao nhất mà các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân tham gia thị trường cùng hướng tới là xây dựng một thị trường phát triển bền vững, ổn định và chất lượng, qua đó tạo nền tảng thuận lợi cho tăng trưởng dài hạn. Theo ông, Việt Nam đã đạt được một số tiêu chí pháp lý quan trọng, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn minh bạch và nâng cao mức độ tin cậy đối với nhà đầu tư quốc tế.

Lợi ích của DN khi phát hành trái phiếu xanh

Tuy nhiên, ngay cả khi chính sách hỗ trợ được ban hành, nếu doanh nghiệp không nhìn thấy lợi ích cụ thể, thiết thực thì rất khó để thị trường có thể phát triển mạnh mẽ, bùng nổ như kỳ vọng.

Từ thực tiễn làm việc với doanh nghiệp, đại diện FiinRatings cho biết nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa thấy rõ lợi ích cụ thể của việc chuyển đổi xanh. “Không ít người nói thẳng với chúng tôi rằng, việc bỏ ra vài chục nghìn USD để thuê tư vấn, gắn nhãn ‘xanh’ cho dự án thì nghe có vẻ tốt về mặt hình ảnh, quảng bá, nhưng trong bối cảnh hiện nay, họ không dư dả để làm những việc đó”, ông Thuân nói.

Trên thực tế, trái phiếu xanh có nhiều số ưu điểm nổi bật, trong đó, đáng chú ý nhất là mức lãi suất thường thấp hơn một cách hợp lý và cố định. Ngoài ra, kỳ hạn của trái phiếu xanh thường kéo dài từ 5 đến 20 năm – lâu hơn so với trái phiếu thông thường (khoảng 3 năm) – giúp doanh nghiệp có thời gian hoàn vốn dài hơn và phù hợp hơn với đặc thù của các dự án hạ tầng hoặc chuyển đổi xanh.

Ông Thuân dẫn ví dụ từ Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình – Xuân Mai (thuộc AquaOne), đơn vị đã phát hành một lô trái phiếu xanh với lãi suất coupon chỉ 6%. Sau khi cộng thêm các chi phí liên quan, tổng chi phí vốn cũng chỉ ở mức xấp xỉ 8%. “Với kỳ hạn lên tới 20 năm, mức lãi suất 8% là điều gần như không tưởng đối với các doanh nghiệp không có chứng nhận xanh hoặc không được bảo lãnh”, ông Thuân nhấn mạnh.

Kỳ hạn của trái phiếu xanh thường kéo dài từ 5 đến 20 năm – lâu hơn so với trái phiếu thông thường.

Bên cạnh lợi thế về chi phí vốn, việc được tiếp cận nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định cũng mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất toàn cầu còn nhiều biến động do các yếu tố địa chính trị và kinh tế vĩ mô.

Trên thị trường trái phiếu hiện nay, kỳ hạn bình quân của các lô trái phiếu thông thường chỉ khoảng 3 - 5 năm. Với các dự án bất động sản hay năng lượng tái tạo có chu kỳ đầu tư dài, việc chỉ được vay vốn ngắn hạn là một rủi ro rất lớn. Nhiều doanh nghiệp có năng lực tốt, nhưng lại gặp khó khăn vì không được tiếp cận nguồn vốn phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án.

Thực tế, nhiều tổ chức phát hành trái phiếu từng kỳ vọng có thể tái cấu trúc khi trái phiếu đáo hạn sau 5 - 7 năm. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu mới để phục vụ mục đích tái cơ cấu nợ. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dù bản thân dự án vẫn có tiềm năng và doanh nghiệp không gặp vấn đề về năng lực vận hành.

“Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Thuân nói.

Một lợi ích quan trọng khác của việc phát hành trái phiếu xanh là giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư. Khi trái phiếu được bảo lãnh bởi các tổ chức tài chính quốc tế uy tín, kết hợp với việc được xếp hạng tín nhiệm nội địa và phân phối cho các nhà đầu tư định chế thay vì cá nhân, mức độ tin cậy và hấp dẫn của trái phiếu sẽ được nâng cao, từ đó thu hút thêm dòng vốn cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cũng là một điểm cộng đáng kể. Theo ông Thuân, nhiều nhà đầu tư tổ chức hiện nay áp dụng các nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh theo hướng dẫn của ICMA (Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế) hoặc CBI (Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu). Cùng với đó là việc đánh giá độc lập và gắn nhãn xanh từ các tổ chức uy tín như FiinRatings – điều này giúp tăng tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro “rửa xanh”.

Cuối cùng, việc phát hành trái phiếu xanh còn thúc đẩy mô hình đầu tư bền vững. Khi các lô trái phiếu gắn liền với các dự án môi trường cụ thể, doanh nghiệp không chỉ nâng cao mức độ giám sát và minh bạch mà còn thể hiện cam kết rõ ràng với chiến lược chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

“Hiện nay, nhiều người vẫn đang nhìn nhận hoạt động đầu tư cho phát triển bền vững như một khoản chi phí phát sinh thêm. Điều đó không sai. Nhưng thực chất, đây là một khoản đầu tư dài hạn. Những lợi ích, những dòng lợi nhuận thực sự sẽ đến trong tương lai. Nếu chỉ nhìn vào chi phí hiện tại mà bỏ qua giá trị dài hạn thì rất dễ bỏ lỡ cơ hội tạo nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài

Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài

(VNF) - Sự phát triển của trái phiếu xanh và quỹ ESG đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường vốn Việt Nam, phản ánh xu hướng toàn cầu về tài chính bền vững.

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

(VNF) - Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vốn đang còn quá khiêm tốn, chuyên gia FiinRatings khuyến nghị ngoài ưu đãi về thuế, còn cần thêm nhiều chính sách khác như hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.

Ý kiến ( )
Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.

Hà Nội, TP. HCM thắt chặt tiêu chuẩn khí thải ô tô từ năm 2026?

Hà Nội, TP. HCM thắt chặt tiêu chuẩn khí thải ô tô từ năm 2026?

(VNF) - Dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành tại Việt Nam đề xuất thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông, đặc biệt tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Điện rác ở Việt Nam 'mắc kẹt' giữa mê cung pháp lý

Điện rác ở Việt Nam 'mắc kẹt' giữa mê cung pháp lý

(VNF) - Dù được đánh giá là giải pháp tối ưu để giải quyết đồng thời các bài toán môi trường và năng lượng, các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện tại Việt Nam vẫn đang “mắc kẹt” giữa mê cung pháp lý.

Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch

Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch

(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.

Điện rác hưởng lợi giá mới: Tối đa hơn 2.575 đồng/kWh

Điện rác hưởng lợi giá mới: Tối đa hơn 2.575 đồng/kWh

(VNF) - Bộ Công Thương vừa chính thức ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện (điện rác) trong năm 2025. Theo đó, mức giá trần được áp dụng là 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Mức giá này sẽ làm cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư thương thảo hợp đồng mua bán điện, với điều kiện không vượt quá ngưỡng đã quy định.

Đào vàng trong đống rác thải: Kho báu 390.000 tỷ đồng bị lãng quên

Đào vàng trong đống rác thải: Kho báu 390.000 tỷ đồng bị lãng quên

(VNF) - Rác điện tử – thứ bị vứt bỏ vô tội vạ thực chất là “mỏ vàng” chứa tài nguyên quý hiếm trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, đồng thời là chìa khóa kinh tế và môi trường trong thời kỳ khủng hoảng tài nguyên.

TP.HCM tiên phong phát triển kinh tế xanh - tài chính xanh

TP.HCM tiên phong phát triển kinh tế xanh - tài chính xanh

(VNF) - TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi mô tình tăng trưởng khi xác định kinh tế xanh là con đường phát triển bền vững .