Vì đâu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại?

Tân Mai - 17/10/2020 17:02 (GMT+7)

(VNF) - Tính đến hết tháng 9 năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD...

VNF
Vì đâu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại?

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết các biện pháp phòng vệ thương mại đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu.

Đối với Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập ngày sâu, rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng, các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của ta cũng tăng cả về số lượng và quy mô.

Tính đến hết tháng 9 năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD. Đáng chú ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang có dấu hiệu tăng nhanh trong năm 2020. 

Đa số hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất... Các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là Liên minh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Úc.

Tổng số vụ việc các nước này điều tra đã chiếm tới 62% các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc (chiếm tỷ lệ 20%).

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam sang Mỹ tăng trên 80%, kim ngạch xuất khẩu khung ghế sofa có khung làm từ gỗ dán sang Mỹ tăng trên 40%.

Cùng với đó, rủi ro thương mại cũng gia tăng, như việc chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra mặt hàng gỗ dán của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh gỗ dán, 2 mặt hàng khác đang có tín hiệu rủi ro là tủ bếp, tủ nhà tắm làm từ gỗ dán và ghế sofa có khung làm từ gỗ dán.

Trao đổi với VietnamFinance, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng nguồn cơn của sự gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại hàng hóa Việt Nam chủ yếu tới từ lỗ hổng trong cơ chế quản lý.

"Ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, các khâu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, chất lượng hàng hóa của ngành sản xuất Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nước bạn, chủ yếu dựa vào 'phong bì', 'bôi trơn' để vượt qua khâu kiểm tra trong nước.

"Điều này dẫn đến khi hàng hóa Việt Nam cập bến thị trường nước ngoài, từ những cơ chế kiểm soát khác nhau, họ phát hiện ra hàng hóa của nước ta có vấn đề nên tiến hành xác minh, xử lý dẫn đến việc gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam", ông Doanh cho biết.

Ông Doanh cũng nhấn mạnh: "Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được là điều đáng mừng, tuy nhiên để hạn chế được các vụ việc phòng vệ thương mại thì Chính phủ cần tái cơ cấu và chấn chỉnh các khâu quản lý, kiểm tra trong nước nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, qua đó đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước đối tác".

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, ngoài yếu tố thỏa mãn tiêu chuẩn, yêu cầu của nước bạn, hàng hóa Việt Nam phải xử lý triệt để được vấn đề bị đội lốt trong quá trình xuất khẩu.

Cụ thể, ông Thịnh cho rằng các nước lớn, đặc biệt là khu vực châu Âu đang nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị đội lốt của bên thứ ba, nhằm hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi đã được ký kết cho Việt Nam.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ liên tục đưa ra cảnh báo, đồng thời lực lượng chức năng có nhiều hoạt động kiểm tra, kiểm soát để hàng hóa của nước ta mang đúng nghĩa "Made in Vietnam", tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp liên doanh, liên kết hoặc vì lợi ích cá nhân mà chấp thuận cho hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu.

"Hậu quả của việc này vô cùng lớn, không chỉ thiệt hại về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự quốc gia", ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cho hay, một trong những yếu tố dẫn đến sự nghi ngờ của thị trường đối tác đối với hàng hóa Việt Nam là nền kinh tế nước ta chủ yếu là gia công, hoàn thiện và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt là nhóm hàng hóa thường xuyên bị đối tác kiểm tra trước đó như thép, gỗ, vật liệu xây dựng.

Trong đó, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, cá biệt có những ngành sản xuất đều nhập khẩu từ quốc gia này, cho dù Chính phủ đã có những phương án để hạn chế nhẩu khẩu và mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu trong nước. Dẫu vậy, đây là định hướng về đường dài, khó có thể tạo ra nguyên liệu trong thời gian ngắn được...

"Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối diện với câu chuyện tổn thất do liên quan đến phòng vệ thương mại nếu không có chế tài mạnh, đủ sức răn đe dành cho trường hợp bất chấp vì lợi ích, lợi nhuận mà làm tổn hại đến danh dự quốc gia. Đơn cử như việc lực

lượng hải quan trong quá trình kiểm tra đã nhiều lần phát hiện ra các container chở hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng dán sẵn mác 'Made in Vietnam' để đưa đi xuất khẩu nước ngoài", ông Thịnh nói.

Đại diện nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ và Forest Trends chỉ ra các dấu hiệu của một sản phẩm ngành gỗ bị đội lốt hàng Việt Nam như: công ty tham gia xuất khẩu mới được thành lập tại Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ; công ty tập trung vào lắp ráp, đóng gói, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ công ty mẹ tại Trung Quốc; các mặt hàng sản xuất, xuất khẩu từ Việt Nam cũng chính là các mặt hàng trước đó từ Trung Quốc bị Mỹ áp các mức thuế mới; xuất khẩu các mặt hàng này từ các công ty của Trung Quốc ở Việt Nam chủ yếu vào thị trường Mỹ, thông qua mạng lưới tiêu thụ trước đó đã được thiết lập bởi công ty mẹ.

Vị đại diện này khẳng định: "Việc ngăn chặn và giải quyết gian lận thương mại kịp thời và hiệu quả có tính chất sống còn với hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.