VIB có thể sẽ nới room ngoại đến 30%

Hoàng Ngân - 16/11/2022 18:46 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản.

Trong đó, đáng chú ý là nội dung thực hiện lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Lãnh đạo VIB cho biết tỷ lệ này có thể được điều chỉnh tăng lên đến 30% trong trường hợp được sự thông qua của đại hội đồng cổ đông.

Ngoài ra, văn bản dự kiến đề xuất đại hội đồng cổ đông cũng bao gồm nội dung ủy quyền cho Hội đồng Quản trị (HĐQT) chủ động quyết định các nội dung công việc về tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của VIB. Danh sách cổ đông sẽ được chốt tại ngày 29/11/2022.

VIB có thể nới room ngoại đến 30%

Đề xuất mở room ngoại từ 20,5% lên đến 30%

Với độ tập trung bán lẻ cao nhất ngành trên 90%, VIB đang phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, và duy trì một cơ cấu cổ đông lớn, đa dạng, với hơn 20.000 cổ đông. Cổ đông chiến lược nước ngoài, Commonwealth Bank of Australia (CBA) là cổ đông lớn nhất, nắm giữ khoảng 20% từ năm 2010 đến nay.

CBA là một trong những ngân hàng lớn trên thế giới, giá trị vốn hóa thị trường đạt 122 tỷ đô la Mỹ, được đánh giá là ngân hàng an toàn, vững mạnh hàng đầu với xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) ở mức a2 bởi Moody’s.

CBA đóng góp quan trọng trong việc xây dựng ngân hàng VIB trở thành một ngân hàng có thương hiệu và vận hành nổi bật tại Việt Nam về chất lượng và quy mô. Cổ đông ngoại này đã cùng đội ngũ lãnh đạo VIB xây dựng nền tảng vận hành, mô hình quản trị doanh nghiệp, xây dựng khẩu vị rủi ro chặt chẽ, tăng cường năng lực ngân hàng số và ngân hàng bán lẻ tại VIB.

Trong quá trình hoạt động 26 năm của mình với 12 năm đồng hành cùng CBA, VIB cũng là một ngân hàng đặt tiêu chí bền vững, minh bạch và tiên phong các chuẩn mực quốc tế thành một định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của ngân hàng này.

Các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng như Basel I, Basel II, IFRS… luôn có sự xuất hiện của VIB. VIB cũng là ngân hàng có độ mở cao và hợp tác hiệu quả với các đối tác quốc tế bên cạnh CBA như IFC, ADB, Master Card, Visa Card, Prudential, Moody’s…

Sự phối hợp giữa VIB và CBA trong hơn một thập kỷ qua là một điển hình hợp tác thành công hiếm hoi giữa một ngân hàng lớn hàng đầu thế giới và ngân hàng trong nước tại thị trường Việt Nam.

CBA là đối tác chiến lược của VIB

Việc tăng tỷ lệ sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20,5% lên tới 30% không chỉ là cơ hội cho VIB mà còn cho các nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông VIB hiện nay. Quyết định này sẽ giúp ngân hàng VIB có cơ hội tìm kiếm thêm sự hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, mô hình kinh doanh từ các định chế tài chính và quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới, đẩy mạnh hơn nữa vị thế của VIB là ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp thuộc top đầu thị trường Việt Nam về cả chất lượng và quy mô.

Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, VIB cho biết nới room ngoại lên 30% đã được khối ngoại mong chờ gần một thập kỷ nay. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp bày tỏ sự quan tâm về lĩnh vực tài chính, bán lẻ ở một đất nước có hơn 100 triệu dân và mức độ tăng trưởng GDP thuộc top đầu khu vực Châu Á, và mong muốn cùng tham gia trong hợp tác dài hạn với VIB.

Theo VIB, thông tin này cũng mang lại cho các cổ đông của ngân hàng nhiều kỳ vọng lớn, khi VIB vốn được biết tới là một thể chế tài chính khá “thận trọng và nghiêm khắc” trong việc lựa chọn các đối tác chiến lược, đặc biệt là những nhà đầu tư ngoại chuyên nghiệp và mang lại giá trị lớn cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về hiệu quả kinh doanh

Việc đề xuất mở room ngoại diễn ra trong bối cảnh VIB đang có kết quả kinh doanh tích cực trong nhiều năm liền. Kết thúc 10 tháng năm 2022, VIB đạt lợi nhuận trước thuế 8.715 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 với ROE (hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) đạt 30% liên tiếp trong 3 năm liền.

Ngân hàng dự báo lợi nhuận trước thuế của cả năm 2022 nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao là 10.500 tỷ đồng. Kết quả này còn có thể cao hơn nhiều nếu tính đến lợi nhuận bất thường từ một số thỏa thuận hợp tác mà VIB có khả năng hoàn tất trong năm 2022.

VIB đạt kết quả tốt về hiệu quả kinh doanh

VIB tập trung tối đa nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh trọng yếu mà ngân hàng này đang trong top dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam như : cho vay mua nhà, vay mua ô tô, bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng, hay các mảng kinh doanh có tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm như ngân hàng số MyVIB, tiền gửi idepo.. đồng thời luôn ưu tiên chú trọng quản trị rủi ro đảm bảo các hệ số an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Sau hơn 1 năm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – VSC), ông Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm.

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

(VNF) - Thua lỗ liên tiếp nhiều năm, phải đề xuất nhà nước dùng ngân sách giải cứu, BOT cầu Thái Hà tiếp tục kêu khó khi Cục Đường Bộ Việt Nam chấp thuận cấp phép đấu nối tạm thời có thời hạn vào dự án do nhà đầu tư đang vận hành, việc này được cho là “vi phạm quyền lợi” đối với nhà đầu tư BOT.