Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ trưởng 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 19/1. Đây là phiên họp đầu tiên của hội đồng này từ khi CPTPP có hiệu lực từ 30/12/2018.
Tại phiên họp, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm thực thi đầy đủ CPTPP. Các Bộ trưởng cũng đã thông qua 4 quyết định quan trọng về thực thi hiệp định này, như cơ chế hoạt động của Hội đồng CPTPP; quy trình, thủ tục và điều kiện xem xét, kết nạp các nước thành viên mới; quy trình và thủ tục của hội đồng trọng tài liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với Nhà nước và bộ quy tắc ứng xử của trọng tài viên liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với Nhà nước.
Theo tuyên bố chung của các Bộ trưởng, từ năm 2020 chức danh Chủ tịch Hội đồng CPTPP sẽ do các nước thành viên đảm nhận luân phiên trong thời gian 1 năm. Việt Nam sẽ giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng CPTPP vào năm 2026 và Phó chủ tịch hội đồng là Australia.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc triển khai CPTPP được suôn sẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, Nhật Bản sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng năm 2019. Nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với New Zealand (nước lưu chiểu) và Mexico (Chủ tịch trong kỳ tiếp theo) và các thành viên còn lại.
Cùng đó, New Zealand sẽ tổ chức phiên họp của hội đồng vào nửa cuối năm 2019, cùng với các cuộc họp của các Ủy ban chủ chốt, nhằm thúc đẩy thực thi trong năm đầu tiên khi hiệp định có hiệu lực.
Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã thay mặt các Bộ trưởng ghi nhận những nỗ lực, tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ tích cực lẫn nhau của 11 nước thành viên. Ông cho rằng, CPTPP chính thức có hiệu lực là cột mốc quan trọng đối với quá trình tự do hóa thương mại trong khu vực, thế giới.
"Đây là một thông điệp mạnh mẽ mà chúng ta gửi đến cộng đồng quốc tế, rằng chỉ có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi mới là con đường đúng đắn cho sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực cũng như trên trái đất này", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào công tác thực thi cũng như hoàn tất quá trình phê chuẩn hiệp định tại 4 nước thành viên còn lại.
Hiệp định CPTPP được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile. CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ 14/1/2019. Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam nhưng thách thức cũng không hề nhỏ khi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa, năng lực và tiềm lực còn hạn chế. |
Xem thêm >> Mang 280.000 USD nhập cảnh Singapore mà không khai báo, thanh niên Việt nộp phạt 5.900 USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.