Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan ngoại giao, lãnh sự các nước tại Việt Nam, đại sứ, lãnh đạo thành phố và các cơ quan ban ngành cùng 600 khách mời đến từ 10 quốc gia ASEAN, gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; và 5 quốc gia khác: Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. HCM, bà Cao Thị Ngọc Dung, sau đại dịch Covid-19 là thời cơ mà các doanh nghiệp tận dụng để tái cấu trúc, kết nối nội tại, tự nối liền các đứt gãy trong chính chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và đáp ứng phần nào nguồn cung trong và ngoài nước.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng thúc đẩy kết nối và phát triển kinh doanh với những đối tác chiến lược, khôi phục chuỗi cung ứng khu vực, mở rộng cơ hội kinh doanh; đồng thời, thúc đẩy sự phát triển bền vững qua các khái niệm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Theo Phó chủ tịch UBND TP. HCM, bà Phan Thị Thắng, mục tiêu phục hồi kinh tế năm 2022 với tốc độ tăng GRDP khoảng 6-6,5% để đạt giá trị tuyệt đối trước đại dịch và tăng tốc phát triển trong 3 năm 2023-2025 để đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/ năm trong cả kế hoạch 5 năm 2021-2025 đang là thách thức lớn đối với TP. HCM.
Các quốc gia trong khu vực ASEAN++ là đối tác quan trọng của thành phố trong hoạt động ngoại thương, chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu và 44% kim ngạch nhập khẩu của thành phố. Việc tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoạt động giao thương kinh tế giữa các doanh nghiệp trong khu vực có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập quốc tế của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
Theo bà Jiak See Ng, lãnh đạo phụ trách dịch vụ tư vấn tài chính của Deloitte khu vực châu Á Thái Bình Dương, khối ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Hiện nay, khu vực ASEAN đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ hồi phục và phát triển nhanh nhất. Chính vì vậy việc tận dụng lợi thế thương mại và liên kết giữa các nước trong khu vực này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Bà Jiak See Ng cho biết ASEAN có cơ hội rất rõ ràng về phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững. Theo thống kê từ Deloitte, hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia lớn trên toàn cầu trong kế hoạch phát triển của mình, dành ra hàng tỷ USD cho đầu tư xanh theo hướng bền vững, và mục tiêu nhắm tới là các khu vực đang phát triển như ASEAN.
Đối với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng để duy trì tăng trưởng trong thời gian tới thì cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững, tạo động lực thu hút các dòng vốn đầu tư mới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN để khai thác các lợi thế và thế mạnh của khu vực.
Việc Việt Nam hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu phù hợp với quốc tế, là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.
Diễn đàn có 15 khu vực trưng bày hình ảnh, sản phẩm chủ lực các nước ASEAN++ và 5 quốc gia: Úc, New Zealand , Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.