Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 với các chỉ tiêu trái ngược trên báo cáo tài chính riêng và hợp nhất.
Cụ thể, nếu tính riêng công ty mẹ Vietjet với mảng kinh doanh vận chuyển hành khách và phụ trợ vận tải hàng không đã ghi nhận 1.970 tỷ đồng doanh thu trong quý II. So với cùng kỳ, số thu về quý vừa qua đã giảm tới 80%.
Trong khi đó, giá vốn giảm thấp hơn khiến hãng mẹ lỗ gộp 1.926 tỷ đồng (cùng kỳ vẫn lãi trên 1.102 tỷ).
Dù doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 8 lần cùng kỳ (đạt gần 1.200 tỷ) nhưng khoản lỗ gộp cùng với hàng trăm tỷ chi phí phát sinh đã khiến hãng bay mẹ Vietjet lỗ trước thuế 1.165 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của hãng cũng đã giảm hơn 1.600 tỷ đồng, chuyển từ lãi 511 tỷ năm trước sang âm 1.122 tỷ đồng năm nay.
Tính chung 6 tháng, hãng hàng không giá rẻ này ghi nhận 9.194 tỷ đồng doanh thu, giảm 54% và lỗ ròng sau thuế 2.112 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 1.241 tỷ.
Đây cũng là khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử kinh doanh của Vietjet, tính riêng ở mảng vận tải hàng không.
Theo đại diện doanh nghiệp, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp lên ngành hàng không toàn cầu và là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm về nhu cầu đi lại giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Dù phải thực hiện lệnh cách ly xã hội trong hầu hết tháng 4, hãng bay này vẫn thực hiện được 300 chuyến bay chuyên dụng cho hàng hóa và 14.000 chuyến bay thương mại.
Tuy vậy, hãng vẫn phải duy trì chi phí cố định để chuẩn bị nguồn lực khi thị trường quay trở lại nên lợi nhuận vận tải hàng không lỗ nặng nửa năm.
Khác với hoạt động của riêng công ty mẹ, báo cáo tài chính hợp nhất của Vietjet lại cho kết quả trái ngược khi được hợp nhất doanh thu từ chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay (bán và thuê lại – sales and leaseback).
Vietjet cho biết doanh thu hợp nhất quý vừa qua của hãng cũng đã giảm 61%, nhưng vẫn đạt gần 4.970 tỷ đồng. Ngoài số thu từ vận tải hàng không và các mảng liên quan, hãng còn thu về 3.169 tỷ đồng từ nghiệp vụ bán và thuê lại tàu bay. Riêng nghiệp vụ này mang lại cho Vietjet khoản lãi gộp 2.000 tỷ đồng.
Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận gộp hợp nhất quý II của hãng chỉ báo số âm 109 tỷ, trong khi lỗ gộp tại công ty mẹ lên tới 1.926 tỷ đồng.
Kết quả, Vietjet lãi hợp nhất 1.063 tỷ đồng sau thuế quý II, tăng 71% bất chấp tác động của dịch bệnh nặng hơn quý I.
Lũy kế 6 tháng, hãng bay này đạt 12.200 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ và lỗ gộp 950 tỷ đồng.
Nhưng nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến (chủ yếu là lãi chênh lệch tỷ giá cùng thu nhập tài chính khác không được thể hiện chi tiết) và lợi nhuận khác (không được thuyết minh), hãng bay vẫn ghi nhận 74 tỷ đồng lãi ròng sau nửa năm, giảm 96% so với cùng kỳ.
Lý giải nguồn tiền tăng đột biến ở hoạt động tài chính, Vietjet cho biết đây là tiền đến từ việc chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính trong quý nhằm gia tăng dòng tiền hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính chịu ảnh hưởng bởi dịch.
Nhờ vậy mà doanh thu tài chính của công ty tăng mạnh lên 1.174 tỷ đồng (quý II) và 1.723 tỷ đồng (6 tháng), tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.