Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp và xu hướng bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức cao, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD.
Ước tính năm 2019, Việt Nam xuất siêu 9,94 tỷ USD. Đây là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam.
Điểm đáng chú ý là khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong năm 2019 với mức tăng 17,7%; cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô, đạt 4,2%).
Nhờ kết quả này, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 31,16% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2019 đánh dấu hai dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam: Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực và Hiệp định EVFTA được ký kết.
Ngay từ năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi Hiệp định này có tốc độ tăng trưởng cao trên hai con số, tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; hàng dệt may...
Việc chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, làm sâu sắc hơn mối quan hệ về kinh tế và thương mại, giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Với Quyết định 11 của Thủ tướng, điện mặt trời đã được phát triển hết sức mạnh mẽ trong năm 2019.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 6/2019 – thời điểm kết thúc Quyết định 11 - cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời với tổng công suất đặt 4.543,8 MW. Riêng hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đặt 2.027 MW.
Việc điện mặt trời quá nhanh đã khiến lưới truyền tải tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ bị quá tải, dẫn đến các nhà máy điện mặt trời không thể giải tỏa hết công suất và bị buộc phải cắt giảm công suất.
Để giải quyết vấn đề này, ngành điện đã cấp tập đầu tư hệ thống trạm biến áp và đường dây mới, tuy nhiên việc xây dựng những hạng mục này đòi hỏi thời gian dài, do đó tình trạng quá tải lưới truyền tải vẫn chưa được giải quyết.
Trong bối cảnh Quyết định 11 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2019, Bộ Công Thương đã liên tiếp trình Thủ tướng các phương án mới cho giá điện mặt trời. Tuy nhiên cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa chốt mức giá cụ thể.
Tháng 6/2019, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo bị báo giới cáo buộc là “hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam”. Vụ việc đã gây chấn động dư luận và khiến Thủ tướng phải chỉ đạo xác minh, làm rõ.
Sau 4 tháng, vào cuối tháng 10/2019, Bộ Tài chính xác định Asanzo có 4 vi phạm gồm: vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu (giả mạo nhãn hiệu), vi phạm liên quan đến cáo buộc "lừa dối người tiêu dùng", vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hành vi phạm về trốn thuế.
Trước đó, Cục thuế TP. HCM đã ký Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế đối với Công ty Asanzo cho Công an TP. HCM và Bộ Công an.
Vụ việc hiện vẫn chưa kết thúc. Trong bối cảnh đó, Công ty Asanzo vẫn tiếp tục hoạt động và tung ra thị trường các sản phẩm mới.
Liên quan đến vụ Asanzo, Bộ Công Thương đã cho xây dựng dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, số phận của dự thảo Thông tư này vẫn đang là một dấu hỏi.
Tháng 3/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố điều chỉnh giá điện. Theo đó, giá điện năm 2019 tăng 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành. Như vậy giá điện sẽ tăng từ 1.720,65 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Việc tăng giá điện này đã tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt trong dư luận. Ngành điện hứng chịu khá nhiều chỉ trích về thời điểm tăng giá điện, về biểu giá điện bậc thang… Sức nóng của vụ việc được đẩy lên cao tới mức Thủ tướng phải chỉ đạo kiểm tra đúng sai trong việc tăng giá điện và Bộ Công Thương đã lập 3 đoàn kiểm tra.
Trung tuần tháng 5/2019, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng về giá điện, trong đó nhấn mạnh việc tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% chưa gồm chênh lệch tỷ giá mua bán điện dự kiến năm 2018 của các nhà máy điện (hơn 3.260 tỷ đồng).
Nếu bổ sung thêm chi phí này, giá bán lẻ điện bình quân 2019 sẽ tăng 9,26% chứ không phải 8,36%.
Bộ cũng nhấn mạnh việc chốt chỉ số công tơ, phát hành hóa đơn tiền điện tại một số khách hàng sử dụng điện sản xuất lớn cho thấy, các đơn vị đã thực hiện đúng quy định.
Sau khi công bố báo cáo này, cuộc tranh cãi về giá điện đã lắng xuống.
Tháng 7/2019, Bộ Công Thương đã bàn giao 11/12 dự án thua lỗ về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Riêng dự án nhà máy bột giấy Phương Nam được bàn giao sau.
Cho đến nay, công tác xử lý 12 dự án thua lỗ này vẫn đang được tiếp tục. Trong số 06 dự án trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đã có 02 dự án bước đầu có lãi, trong đó 1 dự án đang làm thủ tục đưa ra khỏi đề án.
Bốn dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu bù đắp chi phí biến đổi, giảm lỗ so với cùng kỳ. Cá biệt có Dự án nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình đạt doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 xấp xỉ bằng cả năm 2018.
Đối với 3 dự án trước đây dừng sản xuất kinh doanh, có 2 dự án vận hành trở lại; 1 dự án đã sẵn sàng khởi động lại khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Năm 2019, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, đặc biệt là dưới áp lực của xung đột thương mại Mỹ - Trung, các hành vi gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng với các hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp.
Để tăng cường công tác quản lý đối với các vấn đề này, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 824 theo Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt “Đề án Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Quyết định 2094A/QĐ-BCT ngày 15/7/2019 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương để triển khai Đề án 824.
Theo đó, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt công tác chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất xứ, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
Cổng Dịch vụ công quốc gia tổ chức trên phạm vi toàn quốc được chính thức khai trương vào ngày 9/12/2019 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo đó, Bộ đã chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm: (1) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi và (2) Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương.
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 25% trong giai đoạn hiện nay và được dự báo quy mô thị trường có khả năng lên tới 13 tỷ USD vào năm 2020.
Doanh thu hoạt động thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng (xấp xỉ 4% và đang gia tăng nhanh).
Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" của Google - Temasek, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới với việc tìm hiểu và kết nối với Amazon Global Selling bằng chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon nhằm gia tăng xúc tiến thương mại và xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử, qua đó, nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ để xuất khẩu hàng hoá qua sàn thương mại điện tử của Amazon.
Việc tiếp cận được 300 triệu khách hàng trên Amazon là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra bước ngoặt mới cho các doanh nghiệp Việt tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trên toàn thế giới.
Đầu năm 2019, Văn phòng Bộ Công Thương phát đi một công văn gửi tới 6 cơ quan hàng không. Công văn nói rằng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ đi công tác tại TP. HCM từ ngày 3-4/1/2019. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ rời TP. HCM đi Hà Nội lúc 17h00 ngày 4/1 trên chuyến bCay VN262.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Bắc cũng các cơ quan liên quan cho phép cán bộ của Bộ Công Thương được đón Bộ trưởng tại khu vực sân đỗ máy bay và nhà ga VIP A.
Theo đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Bộ Công Thương đăng ký 2 xe vào đón Bộ trưởng, trong đó có một xe biển 80B 5645.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong hai ngày 3-4/1/2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đang ở Hà Nội, tham dự một loạt sự kiện quan trọng khác. Người được đón tại sân bay Nôi Bài bằng xe biển xanh chiều ngày 4/1/2019 là người nhà Bộ trưởng.
Vụ việc dùng xe công đón người nhà tại sân bay đã tạo nên một cuộc khủng hoảng đối với hình ảnh cá nhân Bộ trưởng và Bộ Công Thương. Sau 4 ngày gây xôn xao dư luận, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã viết thư xin lỗi công luận.
3 tháng sau đó, Bộ Công Thương cho hay Bộ đã kỷ luật 3 cán bộ liên quan đến sự việc này gồm: ông Đỗ Văn Côi, Phó chánh Văn phòng Bộ Công Thương; ông Đào Tùng Lâm, Trưởng phòng lễ tân và ông Trần Huy Hưng, chuyên viên lễ tân.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.