Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
Lãng phí, thất thoát vốn đầu tư
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc Vinawaco mua sắm thiết bị tràn lan, kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân đẩy Vinawaco lún sâu vào thua lỗ, nợ nần.
Ví dụ năm 1997, Vinawaco vay vốn ngân hàng mua 3 tàu nạo vét xén thổi công suất 4.150 CV của hãng Ellicott (Mỹ), với giá 80 tỷ đồng/chiếc (khoảng 6 triệu USD) để thực hiện một số dự án lớn về cầu cảng như: Bến Đình - Sao Mai; Đình Vũ (Hải Phòng). Tuy nhiên, sau khi có tàu thì thị trường nạo vét bị thu hẹp, cả 3 con tàu thường xuyên đắp chiếu, hoặc có làm thì cũng kém hiệu quả do chi phí vận hành cao, thu không đủ để khấu hao.
Năm 2003, Công ty Nạo vét và Xây dựng Công trình Đường thủy 1 (đơn vị thành viên của Vinawaco) lại mua thêm một tàu nạo vét Thái Bình Dương, xuất xứ EU với giá 280 tỷ đồng. Trước đó, chính Công ty này đang sở hữu một tàu nạo vét mua năm 1997 nhưng hoạt động không hiệu quả. Tiền đầu tư lớn nhưng doanh thu nhỏ giọt.
Cả năm 2005, doanh thu của Công ty Nạo vét và Xây dựng Công trình Đường thủy 1 chỉ đạt 87 tỷ đồng. Theo tính toán của Kiểm toán Nhà nước, tại 8 đơn vị thành viên của Vinawaco bị thua lỗ nặng nhất thì cứ 1 đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp bị lỗ 0,02 đồng.
Năm 2004, trong quá trình thi công Cảng Cái Lân, Cty Công trình thủy 86 đầu tư đóng một ụ nổi 6.000 tấn với giá 20 tỷ đồng, nhưng không sử dụng được phải bán lại với giá rẻ, gây tổn thất lớn cho Nhà nước.
Tình hình công nợ của một số đơn vị trực thuộc Vinawaco nghiêm trọng đến mức năm 2007, Kiểm toán Nhà nước phải xếp 8 đơn vị trong số này vào diện lỗ đặc biệt, trong đó 5 đơn vị mất hết vốn chủ sở hữu.
Từ năm 2000 đến năm 2005, Vinawaco đã thua lỗ ít nhất hơn 70 tỷ đồng từ các dự án cảng Tiên Sa, Phú Mỹ. Trong đó, năm 2000, tại Dự án Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), dưới thời Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Đức và Tổng giám đốc Lê Đắc Bính, Vinawaco đã trúng thầu với giá bỏ thầu là 98 tỷ đồng, bằng 46% giá trần. Với giá bỏ thầu này, Vinawaco đã lỗ 25 tỷ đồng. Nhưng rút cuộc, lãnh đạo tổng Cty không ai bị kỷ luật gì.
Tháng 9/2003, ông Dương Chí Dũng được điều về làm Tổng Giám đốc Vinawaco. Khi ấy Vinawaco đang mất khả năng thanh toán 352 tỷ đồng.
Đến năm 2006, ông Lưu Đình Tiến được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinawaco. Khi đó, thua lỗ tại đơn vị này ở mức 663 tỷ đồng, trong đó lỗ lũy kế 411 tỷ đồng, lỗ do âm vốn chủ sở hữu 252 tỷ đồng.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Lưu Đình Tiến, nguyên Tổng giám đốc Vinawaco thừa nhận: “Từ năm 2002 – 2014, đơn kiện xuất hiện dày đặc, có năm chúng tôi phải dành tới gần 8 tháng để tiếp các đoàn thanh, kiểm tra”.
Chưa được Chính phủ xoá nợ
Trước sự đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, số nợ tại Vinawaco ngày một nghiêm trọng, theo Kiểm toán Nhà nước năm 2006, Vinawaco thua lỗ 663 tỷ đồng, trong đó lỗ lũy kế 411 tỷ đồng và lỗ do âm vốn chủ sở hữu 252 tỷ đồng. Tình trạng thua lỗ đặc biệt nghiêm trọng tại 8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã làm mất toàn bộ vốn chủ sở hữu của tổng Cty. Năm 2006, vốn chủ sở hữu bị âm 257,7 tỷ đồng.
Đến năm 2008, các khoản nợ cũ chồng nợ mới... khiến số tiền thua lỗ của Vinawaco phát sinh thêm 520 tỷ đồng, đẩy tổng số lỗ lên 1.183 tỷ đồng, số tiền lỗ này nằm trong khoản nợ phải trả của toàn đơn vị là 2.556 tỷ đồng.
Tình trạng mất cân đối của Vinawaco càng nghiêm trọng hơn khi nhiều hợp đồng của đơn vị này ký có giá thấp hơn giá thị trường. Có hợp đồng, đơn giá nạo vét, đơn giá khoan cọc nhồi chỉ bằng 60% chi phí. Kinh doanh không đủ bù lỗ, trong khi việc thanh toán chậm trễ, tỷ giá tăng, lãi suất vay ngân hàng cao, càng khiến tình trạng tài chính của tổng Công ty lún sâu vào nợ nần.
Nhiều đời lãnh đạo được thay thế tại Vinawaco nhưng doanh nghiệp vẫn chỉ lặp đi lặp lại điệp khúc lỗ và lỗ, nợ nần chồng chất.
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng Cty nhà nước công bố tháng 11/2009, Vinawaco thuộc diện báo động đỏ về thua lỗ, khi lỗ lũy kế liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước và vốn chủ sở hữu ngày càng âm nặng.
Ông Lưu Đình Tiến cho biết, trước tình cảnh thua lỗ nặng nề, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý khoanh số nợ cho Vinawaco. Khi đó, các thủ tục khoanh nợ được làm xong. HĐQT tổng Cty cũng nhất trí việc xin xử lý nợ theo Nghị định 791 để Tổng Cty bước sang trang mới. Tuy nhiên, do có kiện tụng, tố cáo nên việc xóa nợ cho đơn vị chưa được diễn ra.
>>> Xem thêm: https://vietnamfinance.vn/sa-lay-co-phan-hoa-tai-vinawaco-nguy-co-mat-von-nha-nuoc-20180504224237746.htm
>>> Xem thêm: https://vietnamfinance.vn/sa-lay-co-phan-hoa-vinawaco-loay-hoay-xu-ly-mon-no-ngoai-so-sach-20180504224237954.htm
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.