Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ từ 4 Bộ khác
(VNF) - Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nhưng cho đến giờ này Việt Nam mới xuất hiện 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới, và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở top các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Dẫn câu chuyện trên, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngay sau đó đưa luôn câu trả lời: là bởi ở Việt Nam hiện nay có thể tự do kinh doanh, nhưng chưa có an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Theo vị chuyên gia đã hơn ba mươi năm theo dõi môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện còn quá nhiều rủi ro. "Doanh nghiệp Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý. Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... Trước việc áp dụng tùy ý, tùy tiện (về mặt pháp luật), thì với một doanh nhân, họ không thể tính toán được lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức", ông Cung nói.
Cùng chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng không ít doanh nghiệp Việt Nam không mấy hứng thú với cách thức phát triển bền vững, chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, muốn có tiền tươi thóc thật ngay, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Dù Chính phủ có tạo điều kiện nhiều đi nữa nhưng bản thân các doanh nhân, doanh nghiệp không tự làm mới mình thì cũng rất khó để chúng ta chứng kiến bước đột phá trong ngắn và trung hạn... Phải thẳng thắn nhìn nhận bên cạnh ưu thế là giải quyết việc làm so với DNNN và DN FDI thì đóng góp của khối DN tư nhân trong nguồn thu ngân sách vẫn còn hạn chế. Rất ít các DN thuộc loại tỷ đô của Việt Nam đi lên từ ứng dụng khoa học công nghệ mà chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc có gắn với kinh doanh bất động sản”, ông Kiên nhận xét.
Những nhận xét của các chuyên gia thực ra không mới. Kinh tế tư nhân của Việt Nam, cho dù được "tháo ngòi" gần 30 năm qua, và liên tục được cổ xúy bởi các chính sách mới, trên thực tế vẫn đang gặp nhiều trở ngại. Cho dù nền kinh tế đã xuất hiện các tỷ phú, phần đông tâm lý của các doanh nhân vẫn là kín tiếng, muốn tìm kiếm sự an toàn hơn là "bung" hết sức mình vào thương trường.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, như ông Nguyễn Đình Cung đã đề cập, chính là từ hệ thống pháp luật "không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả". Chính vì tình trạng "5 không" này, nhiều doanh nhân cảm thấy càng làm ăn lớn thì càng bất an. Nhiều doanh nhân, biết rõ các cơ hội kinh doanh nhưng cũng hiểu rằng, dấn thân là khoác thêm rủi ro. Nhiều doanh nhân khác, cho đến ngày ngồi tù vẫn không hiểu tại sao lại ngồi tù, vì vẫn có niềm tin nội tâm rằng mình làm đúng ngay cả khi soi chiếu vào hệ thống pháp luật là sai.
Thực tế ba mươi năm qua đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân. Thay vì ban phát các chính sách hay ưu đãi, có lẽ đã đến lúc Nhà nước cần thu hẹp bớt quyền lực của mình. Thay vì ban hành các nghị quyết, có lẽ Nhà nước nên dồn sức để hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm khắc phục tình trạng "5 không" nói trên và phần còn lại, hãy để cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tự quyết!
Chỉ khi được đảm bảo về pháp lý, các doanh nhân mới thực sự dám bước ra ánh sáng và khai mở hết các năng lượng, nguồn lực kinh doanh của mình, thì tin chắc rằng, số lượng tỷ phú của Việt Nam không chỉ dừng ở con số 4 như hiện nay. Và nền kinh tế không phải chỉ có các tỷ phú; hàng triệu ý tưởng kinh doanh khác cũng sẽ được kích hoạt trên nhiều phương diện, để mỗi ngày đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của quốc gia!
(VNF) - Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.
(VNF) - TS Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tiêu dùng cuối cùng vẫn là động lực rất mạnh vì chiếm tới 2/3 GDP của toàn nền kinh tế. Do đó, cần có các giải pháp để kích thích động lực tiêu dùng cuối cùng.
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất biểu giá bán lẻ điện mới rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), cao hơn nhiều so với mức 3.302 đồng/kWh đang được áp dụng.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý về Bộ Tài chính quản lý; chuyển Tổng công ty Viễn thông MobiFone về Bộ Công an quản lý.
(VNF) - Trong phương án thống nhất để trình cơ quan thẩm quyền, Chính phủ sẽ giảm 8 bộ, cơ quan. Cùng với đó, các bộ, cơ quan giảm nhiều đơn vị cấp tổng cục, vụ, cục, phòng, đơn vị sự nghiệp.
(VNF) - Bà Trần Tuyết Mai, Chủ tịch HĐTV Công ty Hải Hà, bị cáo buộc có vai trò chủ mưu trong việc quản lý, sử dụng Quỹ BOG và vi phạm quy định về kế toán.
(VNF) - Ông Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng 11 người khác vừa bị khởi tố vì có vi phạm trong 4 dự án.
(VNF) - Trước lời khai đã chạy theo ông để "dúi phong bì 50 triệu đồng", cựu đại biểu Lê Thanh Vân nói bên trong chỉ có 10 triệu, và cảm thấy "bị xúc phạm" trước lời khai khống.
(VNF) - Ông Lưu Bình Nhưỡng mong Đảng, Nhà nước, nhân dân và cử tri cả nước lượng thứ cho những sai lầm của mình.
(VNF) - UBND tỉnh Kon Tum thu hồi hơn 58ha đất làm dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum của Tập đoàn Tân Mai.
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát sự việc thông tin phản ánh Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) lỗ 1.400 tỷ đồng, làm rõ nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục trong thời gian tới.
(VNF) - Được thiết kế như một giai phẩm mừng Xuân, Tạp chí Đầu tư Tài chính số Xuân Ất Tỵ 2025 mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về những bước đổi thay và sự chuẩn bị của nền kinh tế, tài chính Việt Nam trước thềm năm mới, vận hội mới, kỷ nguyên mới. Đồng thời, Tạp chí cũng chia sẻ các câu chuyện đặc sắc, những con người đặc biệt, những áng văn trữ tình để bạn đọc thưởng thức khi Tết đến Xuân về.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 1,908 tỷ đồng/người, thuộc về DN nước ngoài tại TP.HCM. Trước đó, thưởng Tết Dương lịch cao nhất cũng trên 1,8 tỷ đồng
(VNF) - Nêu quan điểm về vấn đề lạm phát trong năm 2025, nhiều chuyên gia khẳng định, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra không quá nặng nề, song không thể chủ quan.
(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân được xác định gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
(VNF) - UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An.
(VNF) - Theo Người phát ngôn Bộ Công an, đến nay công an chưa nhận được đơn thư của các bên liên quan việc lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin đồn "đánh bạc, chuyển hàng chục triệu USD ra nước ngoài".
(VNF) - Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 13 năm - 15 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.
(VNF) - Cuộc thanh tra nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật trong triển khai thực hiện 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2; phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nếu có.
(VNF) - Cựu chuyên viên Nguyễn Văn Vương khai đã tặng ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân suất đất ở Đông Anh như một lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của họ, nhưng không tiết lộ về nguồn gốc bất hợp pháp của mảnh đất.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực bất động sản, điện năng lượng tái tạo...
(VNF) - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công thương vừa có báo cáo điểm tên nhiều dự án điện lực bị chậm tiến độ, đồng thời có cảnh báo đến các chủ đầu tư
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa thông tin về nội dung liên quan đến Đề án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ.
(VNF) - Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.