Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cho đến mấy tuần sau đó, trong một diễn đàn kinh tế tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air, vẫn lấy ví dụ trên (chiếc máy bay và cảng hàng không đó không phải của Vietjet) để khái quát lên một câu chuyện đáng suy nghĩ.
Bà Thảo nói: "Để thay đổi một vách kính ở sân bay Tân Sơn Nhất nhằm tạo không gian thông thoáng cho hành khách thì nhà nước làm mất 2 năm, đồng thời sửa sang một phòng chờ theo cơ chế nhà nước cũng mất 2 năm mới hoàn thành. Trong khi đó, trong 2 năm đó, doanh nghiệp tư nhân đã chủ động đầu tư cả một sân bay như Vân Đồn".
Và những người quan tâm câu chuyện này đều biết rằng hãng hàng không Vietjet cũng chỉ làm xong nhà ga mới tại Cam Ranh trong vòng có 18 tháng. Chất lượng, kiến trúc công trình đều được đánh giá cao. Trong khi đó, cùng dự án qui mô tương tự như trên, ở nhiều sân bay khác, do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, thường mất ít nhất 4-5 năm trời.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ cho thấy trong nhiều lĩnh vực đầu tư, đầu tư của tư nhân thường hiệu quả, nhanh chóng hơn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ chế, giảm đầu tư công, khuyến khích, thúc đẩy đầu tư của tư nhân cho đến nay, có thể nói vẫn còn rất chậm chạp.
Lãnh đạo nhà nước không phải không có chủ trương giảm dần đầu tư nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân vào phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chỉ cần search (tìm kiếm) trên google dòng chữ "Nhà nước chỉ đầu tư lĩnh vực tư nhân không làm", sẽ ra rất nhiều kết quả các quan chức nhà nước, Quốc hội... đã từng nói câu có ý đó từ cách đây nhiều năm. Nhưng từ chủ trương đến hiện thực vẫn là một chặng đường dài.
Đã có những thông điệp, chỉ đạo là phải chuyển giao, giao bớt nhiều dự án, công trình đầu tư cho tư nhân làm nhưng thực tế có không nhiều công trình, dự án lớn tới tay khối doanh nghiệp tư nhân.
Có một điểm đáng mừng là tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm: Năm 2015 còn ở mức 38% thì hiện nay đang ở mức trên 36%, là mức rất cao so với nhiều nước khác. Điều đó cho thấy việc khuyến khích, thúc đẩy tư nhân đầu tư, giảm bớt đầu tư công vẫn dừng lại ở chủ trương, chưa phát huy hết tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân.
Trong khi đó, ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước, do vướng mắc bởi cơ chế, thủ tục, rào cản quá nhiều nên tốc độ giải ngân, hiệu quả vốn đầu tư rất khó được cải thiện, nâng cao. Đó là chưa kể trong quá trình thực hiện, vẫn có nhiều kẽ hở cho tiêu cực làm thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả nguồn vốn lớn từ ngân sách.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện đã có khoảng 700.000 doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 40% GDP và tạo ra 1,2 triệu việc làm. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực tư nhân đóng góp tới 85% tăng trưởng. Tỷ trọng vốn đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế cũng đang tăng nhanh.
Trong khoảng 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã lớn mạnh, phát triển rất nhanh về qui mô, tiềm lực, có tầm cỡ doanh nghiệp tỷ USD hoàn toàn có khả năng đảm trách, thay thế vai trò của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước trong đầu tư phát triển.
Nhìn từ ví dụ những cảng hàng không, cảng biển, đường cao tốc... do một số doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong thời gian vừa qua và so sánh với nhiều hạng mục, công trình do một số doanh nghiệp nhà nước đầu tư nhưng thua lỗ, đổ bể: Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Gang Thép Thái Nguyên... hoàn toàn có thể khẳng định, các doanh nghiệp tư nhân sẽ thay thế được vai trò đầu tư, phát triển thay cho những doanh nghiệp nhà nước. Vốn đầu tư công chỉ nên tập trung vào những dự án, công trình thiết yếu, trọng điểm mà tư nhân chưa có khả năng làm được.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.