Vốn ngoại chảy vào sân golf: Điểm nhấn Hàn Quốc

VNF - 15/10/2023 15:56 (GMT+7)

(VNF) - Nắm bắt nhu cầu của thị trường, một loạt nhà đầu tư Hàn Quốc đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực golf tại Việt Nam. Trước đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia lĩnh vực này.

VNF

Cuộc đua M&A

Nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư sân golf từ rất sớm. Ở thời điểm những năm 2006 – 2007, sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là động lực thúc đẩy tốc độ thực hiện các dự án sân golf sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế khu vực.

Tuy vậy, thực tế kinh doanh sân golf ở Việt Nam khó khăn, cộng thêm những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn phương án thoái hết vốn, hoặc không còn là cổ đông chi phối tại các dự án golf. Thời điểm này, lĩnh vực sân golf nổi lên xu hướng nhà đầu tư nội mua lại cổ phần dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Không khó điểm tên loạt các thương vụ M&A.

Sớm nhất là sân golf Kings’ Island Golf Resort - sân golf đầu tiên ở miền Bắc. Trước đây, sân golf này thuộc sở hữu của liên doanh giữa một nhà đầu tư Thái Lan với một doanh nghiệp trong nước. Nhưng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, nhà đầu tư Thái Lan buộc phải bán tài sản tại Việt Nam và công ty BRG của bà Nguyễn Thị Nga đã chớp cơ hội mua lại dự án.

Bên cạnh đó là thương vụ TCI - nhà đầu tư Singapore vào năm 2013 đã chuyển nhượng 75% cổ phần nắm giữ tại sân golf Sông Bé (Bình Dương) cho Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade). Ngoài ra, dự án sân golf Phan Thiết (Bình Thuận) từng được Công ty Regent International Overseas Corp của một vị tỷ phú người Mỹ đầu tư năm 1993. Tuy nhiên, sau khi vị tỷ phú qua đời, sân golf này đã hai lần bán lại cho hai chủ đầu tư nước ngoài, trước khi về tay Công ty Cổ phần Rạng Đông.

Cũng phải kể đến dự án Montgomerie Links đã về tay TBS Group của đại gia Nguyễn Đức Thuấn. Theo tìm hiểu, TBS Group đang nắm 93% vốn Công ty Sân golf Indochina Hội An - chủ đầu tư sân golf Montgomerie Links. Hay tại Công ty TNHH DK ENC Việt Nam – doanh nghiệp dự án Sky Lake Golf & Resort Club, nhóm cổ đông Hàn Quốc là DK ENC và ông Jang Chin Hyuk nắm lần lượt 1,839% và 44,264% vốn công ty.

Hiện tại, có 11 dự án sân golf thuộc về các chủ đầu tư nước ngoài, quy mô dao động từ 18 lỗ - 54 lỗ. Trong đó, duy nhất sân golf The Bluffs Hồ Tràm Ship có chủ là Công ty Asian Coast Development LTD gốc Canada, các chủ đầu tư còn lại đến từ Hàn Quốc (4 sân), Đài Loan (3 sân), HongKong (1 sân), Singgapore (2 sân). 2/11 cái tên trong danh sách trên nằm trong top sân golf lớn nhất Việt Nam, đó là Phoenix Golf and Resorts (tỉnh Hòa Bình), quy mô 311,7ha, 54 lỗ; và sân golf Bo Chang Dong Nai Golf Resort (tỉnh Đồng Nai) có tổng diện tích trên 300ha, 27 lỗ.

Điểm nhấn Hàn Quốc

Trong những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài khá tích cực xúc tiến các dự án sân golf, đứng đầu là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Đáng chú ý, theo Tổng cục du lịch, thị trường khách du lịch golf chính đến Việt Nam hiện nay là khách Hàn Quốc.

Hồi tháng 11/2021, Tập đoàn Panko của Hàn Quốc đã đề nghị tỉnh Quảng Nam giới thiệu một khu đất diện tích tối thiểu 350ha để có thể quy hoạch, đầu tư phát triển mô hình khu đô thị và sân golf. Cũng giai đoạn này, Công ty TNHH MTV Shin Chang Vina (Hàn Quốc) đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xin đầu tư sân golf tại huyện Đại Lộc.

Trước đó, hồi tháng 8/2021, tại hội đàm giữa ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương với ông Park Noh-wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, phía Hàn Quốc đã thống nhất chủ trương xúc tiến ngay các thủ tục để đầu tư dự án đô thị thông minh, đô thị dịch vụ và sân golf tại Đại Hưng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương...

Đầu năm 2022, Công ty TNHH MDA E&C, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã bày tỏ mong muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng sinh thái Glory tại thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên).

Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thể thao này. Lưu ý rằng, Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư lũy kế tới cuối năm 2022 là 80 tỷ USD. Với số lượng người Hàn Quốc sinh sống, làm việc cũng như du lịch tại Việt Nam không ngừng tăng lên, đây sẽ là nền tảng cho sự thành công của các dự án sân golf của nhà đầu tư Hàn Quốc, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội trong nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.