Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
VPBank Hanoi Marathon 2022 (VPHM 2022) là giải chạy marathon quốc tế chính thức của thành phố Hà Nội, được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty DHA Việt Nam tổ chức vào ngày 16/10/2022.
Sự kiện năm nay dự kiến thu hút hơn 10.000 vận động viên (VĐV) đăng ký, thi đấu ở các cự ly: marathon (42,195km), bán marathon (21,0975km), 10km, 5km và đường chạy mini marathon (4,22km) dành cho cả trẻ em lẫn người lớn. Riêng ở cự ly marathon, đã có hơn 3.000 VĐV đăng ký, trở thành giải chạy có đông người chạy 42,195km nhiều nhất tại Việt Nam.
Với thông điệp “Bừng sáng Việt Nam” (Light up Viet Nam), giải chạy năm nay là lời chào đầy hứng khởi từ thủ đô Hà Nội đến bạn bè Việt Nam và quốc tế, lan tỏa hình ảnh về một Hà Nội mùa thu lãng mạn, quyến rũ nhưng cũng vô cùng năng động, hiện đại với những bước phát triển ấn tượng. Ngoài các VĐV Việt Nam, đã có hơn 1.000 VĐV quốc tịch ngoại đăng ký tranh tài. Giải chạy hứa hẹn là sự kiện thể thao bùng nổ, khơi dậy tinh thần thể thao, đồng lòng gắn kết, vượt lên chính mình để vươn tới những giá trị thịnh vượng về tinh thần.
VPBank Hanoi Marathon 2022 là mùa giải thứ 5 được tổ chức. Giải giữ vững định danh là giải chạy đỉnh cao và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, với những ưu thế nổi trội trong cộng đồng chạy cả nước. VPHM được tổ chức theo mô hình, quy chế hoạt động và các chuẩn mực khắt khe của các giải marathon danh giá quốc tế. Đường chạy không chỉ đạt chuẩn kỹ thuật của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam mà còn được Liên Đoàn Điền kinh Thế giới (WA), Hiệp hội Marathon và Chạy Đường dài Quốc tế (AIMS) cấp chứng chỉ.
Đường chạy qua rất nhiều địa danh nổi tiếng, mang những nét đẹp văn hóa phố phường và giao thông đặc sắc của thủ đô, với hơn 80 phố cổ, nhà cũ, tường rêu đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Thời điểm thi đấu khi Hà Nội vào thu, điều kiện thời tiết lý tưởng, rất mát mẻ và dễ chịu. Đường chạy nội đô bằng phẳng, không cầu dốc, không vòng lặp, tuyến đường được đóng kín, rất an toàn để VĐV có thể đạt được những kỷ lục cá nhân, xa hơn là hướng đến kỷ lục quốc gia.
Một điểm vô cùng đặc biệt của VPHM 2022 là giá trị giải thưởng lớn dành cho những VĐV có thành tích cao. Đáng chú ý nhất, ban tổ chức sẽ trao giải thưởng siêu đặc biệt gồm tiền mặt và cúp “Bước chạy vàng” cho VĐV phá được kỷ lục quốc gia, với kỳ vọng kỷ lục quốc gia mới sẽ sớm được thiết lập, đưa thành tích marathon của Việt Nam tiệm cận với khu vực và thế giới. Giải phá kỷ lục quốc gia sẽ được trao cho một VĐV nam và một VĐV nữ phá kỷ lục trên ở cự ly marathon (42,195km).
Hiện tại, kỷ lục quốc gia marathon nam là 2 giờ 21 phút 51 giây (2:21:51) do VĐV Nguyễn Chí Đông (Hà Nội) xác lập ở kỳ SEA Games 22 năm 2003 trên sân Mỹ Đình (Hà Nội). Trong khi đó, kỷ lục quốc gia marathon nữ là 2:45.09 do Hoàng Thị Thanh (Quân Đội) thiết lập tại giải điền kinh vô địch quốc gia 2016 tổ chức ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, kỷ lục giải đấu VPHM hiện là 2:27:20 do nam VĐV Trịnh Quốc Lượng (Quân Đội) lập tại VPBank Hanoi Marathon ASEAN 2020. Còn Phạm Thị Hồng Lệ (Bình Định) đang giữ kỷ lục nữ 2:55:42 lập tại VPBank Hanoi Marathon 2019.
Nắm giữ kỷ lục quốc gia marathon nam 2:21:51 suốt gần hai thập kỷ qua, VĐV Nguyễn Chí Đông - hiện là huấn luyện viên tổ chạy trung bình của đội tuyển điền kinh quốc gia nhắc lại ấn tượng đáng nhớ gần 20 năm trước: “Tại SEA Games 2003, tôi thi đấu hai nội dung là chạy 10.000m và marathon. Hai ngày trước khi thi marathon, tôi về hạng tư 10.000m, phá kỷ lục cá nhân 30 phút 45 giây bằng thành tích mới 30 phút 13 giây. Ngày đó, chạy 10.000m trong sân vận động nên chỉ đi chân đất. Đến nội dung marathon, tôi quyết tâm phải có thứ hạng. Ngày đó, đường chạy marathon thiết kế dọc đại lộ Thăng Long, mỗi chiều đi - về là 21km, cộng thêm gần 200m trong sân vận động nữa. chạy cũng có chiến thuật rõ ràng. Ở 21km đầu thì chạy chung cùng các đối thủ, nhưng từ 21km cuối là bắt đầu tách tốp. Dù đã rất nỗ lực, nhưng vẫn bị VĐV Philippines vượt lên ở vài trăm mét cuối nên chỉ giành được huy chương bạc”.
“Thi đấu marathon ở SEA Games mười mấy năm trước thích lắm. Bên đường chạy, mọi người đổ ra đường cổ vũ, còn khi chạy vào sân vận động thì ôi thôi, cứ rần rần, cực máu lửa. So với SEA Games 31 mà chúng ta vừa tổ chức thì ngày đó sôi động hơn nhiều” – HLV Nguyễn Chí Đông hồi tưởng
Đánh giá về khả năng phá kỷ lục quốc gia của các VĐV, vị HLV này khẳng định hoàn toàn phụ thuộc vào tố chất của VĐV . “Ngày nay, các VĐV được tập luyện và có chế độ dinh dưỡng tốt hơn hẳn thế hệ trước. Cũng từng xuất phát từ chạy trung bình, trung bình dài rồi lên marathon, tôi nhận thấy các VĐV để chạy marathon tốt cũng phải từ 23-27 tuổi, rồi cũng cần ít nhất 5 năm trở lên tập luyện chuyên sâu mới có thể mong đạt thành tích tốt”- vị HLV nhấn mạnh.
Còn với Trịnh Quốc Lượng, người đang nắm giữ kỷ lục giải đấu ở hạng mục marathon nam (2:27:20) thì chia sẻ, bị dính chấn thương chân hồi tháng 3 vừa qua trong giải chạy tranh suất dự SEA Games 31. Sau đó, dù chân không ổn, nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành cự ly 10km của giải vô địch quốc gia marathon và cự ly dài ở Côn Đảo hồi tháng 3/2022.
Hiện tại, chấn thương của VĐV Trịnh Quốc Lượng đã bình phục và sẽ dự VPHM 2022 vào tháng 10 tới. “Thực sự rất khó để phá được kỷ lục quốc gia 2 giờ 21 phút của thầy Đông. Để làm được việc này, tôi nghĩ các VĐV Việt Nam có tiềm năng cần được tập trung tập luyện cùng nhau, cùng nhau dẫn tốc thì mới có khả năng phá kỷ lục” – VĐV chia sẻ.
Sau VPHM 2022, Trịnh Quốc Lượng và các đồng đội còn một mục tiêu quan trọng khác là thi đấu cho địa phương tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc vào cuối năm. VĐV này cho biết, hết tháng 9 sẽ kết thúc đợt tập huấn đội tuyển quốc gia để trở về địa phương chuẩn bị cho Đại hội và sẽ có thêm thời gian để luyện cho VPHM 2022, cũng là cự ly marathon sẽ thi đấu ở đại hội TDTT toàn quốc cho đội tuyển điền kinh Quân đội.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.