Tại tòa, chủ tọa nói: “Những vấn đề mà bị cáo muốn trình bày riêng với HĐXX, bị cáo cứ trình bày trước phiên tòa công khai này”. Và Vũ “nhôm” đã nói…
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, sau khi nghe đại diện VKS đề nghị mức án
Cuối tuần qua, phiên tòa xét xử vụ thất thoát 3.608 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) bắt đầu phần tranh luận. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM đã luận tội và đề nghị mức án cho các bị cáo, trong đó Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) bị đề nghị 15-17 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 (khung hình phạt lên đến chung thân). Vũ bị cáo buộc có hành vi ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng để mua cổ phần DAB.
“Bảy tháng 20 ngày đợi chờ để nói rõ”
Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị cáo được trình bày phần tự bào chữa trước, sau đó mới đến phần luật sư bào chữa cho bị cáo. Bị cáo Vũ đã trình bày những vấn đề đã ghi trong chín trang giấy trước đó tại tòa. Tuy nhiên, Vũ không cần cầm giấy, giọng rành mạch, dứt khoát khi tự bào chữa trong khoảng 30 phút.
Theo Vũ, năm 2014, ông Bình mời Vũ mua 60 triệu cổ phần trị giá 600 tỷ đồng. Ông Bình mong muốn Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 mà Vũ là chủ tịch HĐQT sẽ là cổ đông chiến lược. Vũ bàn với HĐQT, sau khi HĐQT thống nhất thì Vũ thế chấp 220 lô đất để vay 600 tỷ đồng tại DAB. Nhưng hội đồng định giá của DAB chỉ định giá cho vay 400 tỷ đồng. Lúc bấy giờ ông Bình nói muốn Vũ bỏ thêm tài sản để vay cho đủ. Vũ nói với ông Bình là tài sản công ty Vũ hết rồi, công ty Vũ chỉ mua 400 tỷ đồng thôi.
“Lúc này ông Bình nói thôi được rồi, anh sẽ cho mày vay bằng số tiền cá nhân của anh để mua thêm 200 tỷ đồng còn lại. Khi nghe ông Bình nói thế thì tôi nói OK” - Vũ trình bày.
Vũ trình bày vào ngày 17/1/2014, ông Bình gọi Vũ nói: “Chiều em rảnh qua ngân hàng, anh đã thu xếp cho em 200 tỷ. Cá nhân anh sẽ cho em vay”. Ngay chiều đó, Vũ sang DAB, ông Bình đưa cho Vũ hai tờ giấy và yêu cầu Vũ ký vào và cựu trưởng phòng ngân quỹ Nguyễn Đức Vinh hướng dẫn ghi.
Lập tức tài khoản công ty Vũ nhận được 200 tỷ đồng. Vũ khẳng định 200 tỷ đồng này là tiền cá nhân ông Bình vì Vũ vay 200 tỷ đồng nhưng Vũ không hề ký một chữ nào liên quan hồ sơ pháp lý. Nếu là tiền của DAB thì Vũ sẽ phải làm rất nhiều thủ tục như thế chấp tài sản, hợp đồng vay vốn, lãi suất, thời hạn vay và khế ước nhận nợ, thủ tục rắc rối giống như Vũ đã vay 400 tỷ đồng.
Vũ lý giải: “Ông Bình cho bị cáo vay 200 tỷ đồng. Bị cáo cho ngược lại công ty bị cáo vay nên bị cáo mới phải ký vào hai tờ giấy đó để nộp tiền vào tài khoản công ty bị cáo. Lúc bấy giờ, tài khoản công ty bị cáo có hai nguồn tiền, một là nguồn tiền thế chấp tài sản vay tại DAB 400 tỷ đồng và 200 tỷ đồng là nguồn tiền cá nhân của bị cáo vay cá nhân anh Bình. Công ty bị cáo đã chuyển 600 tỷ đồng này để mua 60 triệu cổ phần tại DAB. Sau khi tăng vốn điều lệ không thành công, DAB trả lại cho công ty bị cáo. Dòng tiền thể hiện rất rõ ràng đường đi, đường về. Số tiền này là phục vụ cho việc mua cổ phần của DAB, không rơi vào cá nhân nào”.
“Bị cáo nộp vào tài khoản của công ty bị cáo mà cáo trạng nói là nộp tiền vào ngân hàng. Hai tài khoản hoàn toàn khác nhau mà Viện kiểm sát có sự nhầm lẫn để buộc tội bị cáo. Đến nay, bảy tháng 20 ngày trong trại tạm giam, bị cáo mong muốn ngày này để đứng trước hội đồng xét xử nói rõ vấn đề” - Vũ trình bày.
Tòa cho phép Vũ “nhôm” trình bày thoải mái
Chủ tọa nói: “Những vấn đề mà bị cáo muốn trình bày riêng với hội đồng xét xử, bị cáo cứ trình bày trước phiên tòa công khai này”.
Vũ trình bày: “Bị cáo xin tố cáo điều tra viên và kiểm sát viên trong quá trình điều tra cho bị cáo đối chất với anh Bình, bắt bị cáo phải ký vào biên bản nhưng không được đọc lời khai của anh Bình. Bị cáo mới nói “Lúc nãy anh Bình không khai nội dung này” thì kiểm sát viên sỉ nhục bị cáo trước điều tra viên, luật sư của bị cáo và cán bộ trại giam. Sự lăng mạ chỉ dừng lại khi cán bộ trại giam đề nghị. Bị cáo có ghi vào biên bản”.
Chủ tọa nói: “Bị cáo có mong muốn trình bày với chủ tọa về điều kiện, nguyên nhân dẫn đến các hành vi của bị cáo. Bị cáo cứ trình bày trước phiên tòa công khai này”.
Vũ trình bày: “Việc mua cổ phần này là bị cáo đang làm việc để phát triển công ty chứ không có động cơ, mục đích cá nhân nào. Nếu tòa cho phép, bị cáo xin trình bày, thực ra bị cáo cũng không muốn nói những việc này vì nói lên thì…”. Chủ tọa: “Bị cáo được phép chọn quyết định của mình”.
Vũ nói: “Bị cáo phải trình bày vấn đề này vì nó ảnh hưởng đến sinh mạng của bị cáo, quyền lợi của bị cáo. Công ty của bị cáo là… (bị cáo nêu những vấn đề chưa được kiểm chứng bởi cơ quan có thẩm quyền nào - PV). Việc mua cổ phần của DAB, bị cáo có xin phép lãnh đạo. Lãnh đạo đã đồng ý và có văn bản tuyệt mật. Bị cáo đã giao văn bản này cho anh Bình. Sau khi anh Bình nhận được thì mới nói việc này cần phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Sau đó bị cáo đã ra báo cáo lại với lãnh đạo. Lãnh đạo đã có văn bản thứ hai gửi thống đốc Ngân hàng Nhà nước”.
Vũ “nhôm” chỉ ra lời khai sinh đôi
Trước tòa, Vũ không cần nhìn giấy tờ gì mà vẫn trình bày rành mạch như cầm giấy đọc: “Tại Bản kết luận điều tra số 67 ngày 16/6/2018, lời khai anh Trần Phương Bình trang 131, kể từ trên xuống dòng 18-24 và lời khai anh Nguyễn Đức Vinh trên xuống, dòng 19-25 trang 132. Cả hai lời khai đều sáu dòng và giống nhau như anh em sinh đôi”.
(VNF) - Hãng hàng không VietJet dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tài chính trị giá 200 triệu USD với đối tác của quỹ đầu tư KKR tại Washington vào tuần tới, với sự tham dự của Boeing và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
(VNF) - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị cáo buộc có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(VNF) - Về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết sẽ có một số mặt hàng không phải chịu thuế đối ứng như nhựa và các sản phẩm nhựa; hóa chất; gỗ và các mặt hàng gỗ; đồng và các sản phẩm đồng; thép, máy điện và thiết bị điện.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Hãng hàng không VietJet dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tài chính trị giá 200 triệu USD với đối tác của quỹ đầu tư KKR tại Washington vào tuần tới, với sự tham dự của Boeing và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.