Vụ Phước Kiển: CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan không bị xem xét trách nhiệm
Trần Lê -
03/12/2021 23:05 (GMT+7)
(VNF) - Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ trong vụ án đến nay cho thấy chưa có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Như Loan (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai) có sự thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận để có lợi trong việc ký kết các hợp đồng chuyển nhượng nên không có cơ sở xem xét trách nhiệm đối với bà này.
Bà Nguyễn Thị Như Loan, CEO Quốc Cường Gia Lai
Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang cùng 9 bị can khác liên quan đến vụ án sai phạm chuyển nhượng 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và 169.229m2 đất của dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Theo kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh điều tra đã giữ nguyên hành vi phạm tội của các bị can và vật chứng của vụ án theo bản kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố ngày 16/8.
Trong kết luận điều tra bổ sung về các trách nhiệm các cá nhân tại Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng việc chuyển nhượng khu đất đã đền bù ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chuyển nhượng một phần dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 theo quy định pháp luật hiện hành là không bắt buộc phải đấu giá, việc đấu giá chỉ là một trong những căn cứ để đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch mang lại lợi ích cao nhất cho công ty và chủ sở hữu.
Căn cứ xem xét trách nhiệm của các bị can trong vụ án chủ yếu là việc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận không thực hiện đúng quy định về xây dựng giá dẫn đến giá chuyển nhượng thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Đảng bộ thành phố tại công ty.
Mặt khác, không có quy định nào bắt buộc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (là bên nhận chuyển nhượng) phải biết giá của Công ty Tân Thuận được xây dựng đúng hay sai.
Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ trong vụ án đến nay cho thấy chưa có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Như Loan (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai) có sự thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận để có lợi trong việc ký kết các hợp đồng chuyển nhượng nên không có cơ sở xem xét trách nhiệm đối với bà này.
Cũng trong kết luận điều tra bổ sung, hành vi của bà Thái Thị Bích Liên (cựu chánh Văn phòng Thành ủy TP. HCM) thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngày 5/11, Công an TP. HCM có văn bản chuyển thông tin về hành vi sai phạm của bà Liên cho Thường trực Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy để xử lý theo quy định.
Về phần ông Phạm Nhớ Hồng Thương (cựu phó trưởng Phòng Quản lý Đầu tư – Kinh doanh vốn Thành ủy TPHCM, Cơ quan An ninh điều tra cho đối chất và xác định rõ ông này đã làm theo chỉ đạo của ông Huỳnh Phước Long. Trong các tờ trình ông Thương soạn thảo thì ông Long là người trực tiếp ký, trình lãnh đạo Văn phòng Thành ủy để thông qua, không có chữ ký nháy của ông Thương.
Lời khai của ông Thương, ông Long và tài liệu thu thập được cũng thể hiện ông Thương không tham mưu, đề xuất các tờ trình. Do đó, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Phạm Nhớ Hồng Thương.
Trước đó, tháng 10/2021, Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM đã trả hồ sơ vụ án Tất Thành Cang và đồng phạm liên quan đến sai phạm chuyển nhượng 32ha đất ở Phước Kiển và dự án khu dân cư Ven Sông, đề nghị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. HCM điều tra bổ sung, làm rõ nhiều nội dung.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.