Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau 2 ngày nghị án, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội bắt đầu tuyến án đối với ông Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm kháng cáo trong vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Theo đó, Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 18 năm tù, buộc bị cáo này bồi thường 600 tỷ đồng; Nguyễn Xuân Sơn 30 tháng tù, bồi thường 15 tỷ đồng về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng tội danh, các bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN cũng lĩnh án gồm Vũ Khánh Trường 5 năm tù, Nguyễn Thanh Liêm 20 tháng cải tạo không giam giữ, Phan Đình Đức 15 tháng cải tạo không giam giữ, Nguyễn Xuân Thắng nhận 22 tháng tù. Các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh nhận 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 16 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, tổng hình phạt là 23 năm tù.
Trước đó, tại phiên phúc thẩm, Viện Kiểm sát cấp cao tại Hà Nội nhận định, năm 2008-2011, ông Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn với ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Oceanbank) nhưng không thông qua HĐQT. Việc này trái với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT.
Trong lần góp vốn đầu tiên 400 tỷ đồng, Viện Kiểm sát cấp phúc thẩm cho rằng ông Thăng chỉ đạo và quyết định việc PVN góp vốn khi chưa biết tình hình, kết quả hoạt động của Oceanbank. Trong khi Bộ Tài chính đã yêu cầu PVN báo cáo rõ tình hình hoạt động của ngân hàng để tránh rủi ro trước khi quyết định đầu tư.
Với lần góp vốn thứ hai, 300 tỷ đồng, Viện Kiểm sát nhận định ngày 31/5/2010 cựu thành viên HĐTV Vũ Khánh Trường theo ủy quyền của ông Thăng đã ký nghị quyết để PVN bổ sung vốn.
Tuy nhiên đợt góp vốn này bị nhà chức trách cho là trái với tinh thần của Công văn chỉ đạo từ Phó Thủ tướng yêu cầu PVN rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn; trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của Oceanbank.
Tại lần góp vốn thứ ba, Viện Kiểm sát cấp cao tại Hà Nội kết luận ngày 1/1/2011, Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thi hành nhưng ông Đinh La Thăng vẫn chủ trương góp vốn lần ba trong tháng 5/2011.
Số tiền 100 tỷ đồng góp vào để duy trì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của PVN tại Oceanbank là 20% - song luật chỉ cho phép tỷ lệ này là 15% (một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng). Không chỉ vậy, các bị cáo còn không báo cáo Thủ tướng - trái với tinh thần công văn của Văn phòng Chính phủ.
Theo Viện Kiểm sát, hậu quả của 3 lần góp vốn trái luật nói trên làm PVN mất toàn bộ 800 tỷ đồng khi Oceanbank có nhiều sai phạm trong quản lý và bị Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng.
Nói lời sau cùng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng suốt 35 năm công tác, ông đã luôn nỗ lực, cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, hành động quyết liệt vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong thời gian 16 năm làm Chủ tịch HĐQT và sau đó là Chủ tịch HĐTV PVN, ông Thăng khẳng định mình luôn luôn cố gắng cùng tập thể lãnh đạo, nhân viên đưa PVN trở thành tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu cả nước.
“Trong công việc, tôi luôn hết sức quyết liệt, nỗ lực, cố gắng, không vì bất cứ mục đích cá nhân nào cả, không tư lợi”, ông Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vụ án công tâm, khách quan, công bằng đúng pháp luật, thể hiện trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp.
“Bản thân tôi dù làm bất cứ việc gì cũng luôn có ý thức thượng tôn pháp luật, không bao giờ cố ý làm trái, biết sai mà vẫn làm. Tôi xin khẳng định tôi không có tội. Kính mong Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết có tình, có lý, đúng pháp luật nhưng cũng thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước", ông Thăng nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.