Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Việc điều hành tỷ giá năm 2022 chịu sự giám sát nâng cao của phía Hoa Kỳ, trước sức ép đồng Đô la Mỹ tăng cao, nếu thực hiện theo cam kết, NHNN sẽ khó ổn định được thị trường. NHNN đã chủ động đàm phán với phía Mỹ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành tỷ giá linh hoạt hơn”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ những khó khăn trong điều hành tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của của Trung ương.
Bà Hồng kể lại, từ tháng 10/2022, xu hướng lãi suất, đồng đô la Mỹ tăng cao cùng sự cố Ngân hàng SCB đã tác động tiêu cực đến tâm lý, kỳ vọng và thanh khoản thị trường, tỷ giá tăng kịch trần, giao dịch thị trường gần như đóng băng, tâm lý găm giữ ngoại tệ dâng cao.
“Trước bối cảnh đó, NHNN đã cấp bách triển khai nhiều giải pháp để tập trung ưu tiên cải thiện thanh khoản. Theo đó, chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trong tháng 10/2022. Khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, tác động từ bên ngoài dịu bớt, NHNN đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thêm 1,5-2%”, Thống đốc phân tích thêm về hậu trường của các quyết định về tỷ giá.
Theo đó, để ổn định thị trường ngoại hối, NHNN đã thực hiện đồng thời các giải pháp như: tăng biên độ giao dịch của tỷ giá từ +3% lên +5% để linh hoạt cho phép VND mất giá đến 9%, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, điều chỉnh tăng 1% các mức lãi suất điều hành, nhờ vậy mà thị trường đã dần ổn định trở lại.
Kết quả, năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5% – thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực.
Chia sẻ thêm về bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022, Thống đốc cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa lớn, những biến động kinh tế thế giới tác động tới kinh tế, tiền tệ trong nước là không tránh khỏi. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm thế cho sự ứng phó linh hoạt với những biến động, từ đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
NHNN luôn kiên định mục tiêu điều hành CSTT nhằm “góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, nhưng tùy theo diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường, NHNN đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, nữ Thống đốc cũng lưu ý, mỗi một chính sách đều có tác động khác nhau đối với các khu vực của nền kinh tế, điều quan trọng là ứng phó linh hoạt, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp để hóa giải khó khăn nhằm đạt được mục tiêu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.