Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Đến Los Angeles năm 1979, ông David Trần lập Huy Fong Foods để bán tương ớt cho các nhà hàng châu Á địa phương. Ông kiếm được 2.300 USD vào tháng đầu tiên bằng cách bán sản phẩm trên chiếc xe tải màu xanh sơn hình con gà trống, biểu tượng này được chọn vì ông sinh năm Dậu.
Sau gần bốn thập kỷ, nay Huy Fong kiểm soát 9,9% thị trường tương ớt 1,55 tỷ USD của Mỹ, theo IBISWorld. "Tôi chưa bao giờ nghĩ nó sẽ phổ biến đến như vậy", ông nói.
Nhà máy Huy Fong ở Irwindale, California, cách trung tâm Los Angeles hơn 32 km. Nơi đây sản xuất hàng trăm nghìn chai tương ớt Sriracha mỗi ngày. Nhà máy hoạt động 16 tiếng mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần và sử dụng hơn 45 triệu tấn ớt mỗi năm.
Cách đó hơn 12.800 km, tại ngoại ô Bangkok (Thái Lan), các công nhân đang hì hục sản xuất trong một nhà máy lợp máy tôn và không có điều hòa để cho ra đời những chai tương ớt hiệu Sriraja Panich. Hầu hết người Mỹ không biết đến thương hiệu Thái Lan này. Tuy nhiên, công ty sở hữu nó tự nhận họ chính là người giữ công thức nguyên bản của tương ớt Sriracha.
"Chỉ cần chiếm được 1% thị phần tương ớt tại Mỹ thì với chúng tôi đã là rất lớn", ông Bancha Winyarat, 33 tuổi, phó chủ tịch của Thaitheparos PCL, công ty sản xuất tương ớt Sriraja Panich, nhận định. Gia đình Winyarat sở hữu phần lớn công ty đại chúng này, với giá trị đang khoảng 251 triệu USD.
Trang web của Thaitheparos PCL tuyên bố, tương ớt Sriracha lần đầu được tạo ra bởi Thanom Chakkapak, một phụ nữ sống ở thị trấn ven biển Si Racha của Thái Lan. Cha của Bancha đã mua công thức làm tương ớt của bà Thanom vào năm 1984 để sản xuất tương ớt hiệu Sriraja Panich. Trước đó một năm, tại Mỹ, ông David Trần đã sản xuất ra phiên bản tương ớt Sriracha của riêng mình.
Trong khi Huy Fong đang mở rộng đến châu Á thì Thaitheparos đang nhắm đến thị trường Mỹ. Cả hai đều đang đối mặt với thị hiếu và lòng trung thành khác nhau của người tiêu dùng. Tương ớt Sriracha của ông David Trần dùng ớt đỏ jalapenos của Mỹ trong khi tương ớt Sriraja Panich dùng ớt cayenne ở miền bắc và trung Thái Lan. Ông chủ Huy Fong nói chưa bao giờ dùng thử Sriraja Panich.
"Tôi thích phiên bản Thái hơn nhưng có thể vì tôi quen với hương vị này. Tôi nghĩ người Mỹ khả năng thích tương ớt của Huy Fong hơn vì đó là hương vị mà họ biết", đầu bếp người Thái - Suntaree Tantichula, làm việc ở một nhà hàng tại Evanston, bang Illinois, nhận xét.
Từ việc bán cho các nhà hàng châu Á ở Los Angeles, tương ớt Sriracha của Huy Fong trở thành một hiện tượng quốc gia. Ông David Trần được gọi là "ông vua tương ớt Sriracha tại Mỹ". Điểm đặc biệc là công ty ông chưa bao giờ quảng cáo sản phẩm.
"Mọi người biết đến nó bằng cách truyền miệng. Điều đó tạo ra góc độ độc đáo cho Huy Fong so với những đơn vị khác vốn quảng cáo rất nhiều", Anna Amir, nhà phân tích của IBISWorld nhận định.
Khi bắt đầu công ty, ông David Trần phải vật lộn tìm ớt tươi để làm đủ tương ớt cho khách. Cuối cùng, ông tìm được một nhà cung cấp ở California là Underwood Ranches. Nhưng sau 28 năm cung cấp độc quyền ớt cho Huy Fong, một cuộc tranh cãi đã làm chấm dứt mối quan hệ. Underwood quyết định sản xuất tương ớt Sriracha của riêng mình.
Vài năm qua, công ty ông bị cuốn vào một cuộc chiến pháp lý về các khoản thanh toán tạm ứng và thiết bị nhà máy. Một phiên tòa dự kiến sẽ mở vào ngày 29/4 tới tại Tòa án Tối cao California. "Rất dễ để sản xuất nếu có nguồn ớt tươi", ông David Trần nói đang có 3 nhà cung cấp.
Ông cũng nhận được nhiều lời đề nghị bán lại công ty nhưng không mấy quan tâm. Ông quyết định sẽ truyền lại việc kinh doanh cho con. Năm nay, ông đã bước sang tuổi 73.
Ngoài Thaitheparos muốn tăng hiện diện ở Mỹ, các hãng gia vị lớn như Tabasco, Frank, Red Hot và Heinz đều đã giới thiệu các sản phẩm tương ớt Sriracha của riêng họ. Ông David Trần nói sẵn sàng chào đón những đơn vị mới vì nhu cầu tương ớt Sriracha của người Mỹ là chưa có điểm dừng.
"Tôi không bao giờ lo lắng về việc họ bán nhiều hay ít vì chúng tôi quá bận rộn. Tôi không thể tạo ra đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, hãy để họ làm và cùng phục vụ người tiêu dùng", ông nói.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.