WB: ‘Việt Nam chưa tận dụng được mạng lưới sông ngòi tự nhiên’

Lê Anh - 15/01/2020 18:23 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam chưa tận dụng được mạng lưới sông ngòi tự nhiên rộng khắp do hệ thống cảng và bến thủy chưa phù hợp để đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn hơn.

 Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019 với tiêu đề “Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung” cùng một trong những báo cáo đầu vào “Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại” của Ngân hàng Thế giới (WB) đều được công bố hôm nay (15/1) đã đưa đến bức tranh tổng quan về kết nối giao thông của Việt Nam nhằm hỗ trợ ba mục tiêu phát triển quan trọng của quốc gia, bao gồm hội nhập, tăng trưởng bao trùm và khả năng chống chịu.

Báo cáo cho rằng phát triển cơ sở hạ tầng kết nối và logistics hiệu quả đóng vai trò quan trọng nhằm giảm chi phí thương mại và giúp Việt Nam hội nhập hơn nữa với thị trường quốc tế và nội địa.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần có cách tiếp cận mới trong lập kế hoạch và đầu tư thêm cho các tài sản hạ tầng kết nối chiến lược, theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng “nâng cấp hệ thống kết nối, không chỉ bao gồm kết cấu hạ tầng mà còn cả dịch vụ vận tải và logistics, bằng chính sách và đầu tư đúng sẽ giúp Việt Nam tiến xa hơn trong việc tăng cường hội nhập, phát triển bao trùm và nâng cao khả năng chống chịu”.

Báo cáo cho thấy hiện trạng phát triển không đồng đều của kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước với tình trạng tắc nghẽn tại các cửa khẩu lớn và mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng.

Dòng chảy giao thương của Việt Nam tập trung tại 1/4 tổng số cửa khẩu quốc tế, bao gồm hai sân bay, năm cảng biển và năm cửa khẩu đường bộ. Các cửa khẩu này xử lý tới 86% giá trị thương mại trong năm 2016. Thương mại phát triển cũng đồng nghĩa với tình trạng tắc nghẽn quanh các cửa khẩu quốc tế và các điểm hải quan qua biên giới.

Hệ thống giao thông nội địa hiện nay phụ thuộc rất lớn vào vận tải đường bộ, chiếm 3/4 tổng khối lượng hàng hóa. Việt Nam chưa tận dụng được mạng lưới sông ngòi tự nhiên rộng khắp do hệ thống cảng và bến thủy chưa phù hợp để đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn hơn. Việc sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa trong container, cho phép vận chuyển đa phương thức hiệu quả, còn tương đối hạn chế. Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt dài 2.600 km của Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu.

Báo cáo đưa ra các bước Việt Nam có thể thực hiện để giải quyết tình trạng phân mảnh trong kết nối nhằm tạo thuận lợi hơn cho giao thương quốc tế, bao gồm:

Sắp xếp lại mạng lưới các cửa khẩu quốc tế bằng cách lồng ghép tư duy mạng lưới trong quá trình quy hoạch và phát triển các cửa ngõ thương mại, loại bỏ quy hoạch phi tập trung hiện tại;

Thay đổi định hướng quy hoạch giao thông và không gian để hỗ trợ các chuỗi giá trị quan trọng qua việc lập hệ sinh thái mới kết nối giữa thương mại và các tuyến vận tải có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng từ vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng;

Tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm dọc theo hành lang mới thông qua việc cho phép phát triển có trọng tâm các nút vận chuyển giá trị cao để phục vụ hoạt động năng suất lớn.

Báo cáo cũng nêu bật một vấn đề thường ít được chú ý, đó là mức độ lạc hậu của hệ thống giao thông và logistics trong nước so với nhu cầu ngày càng phức tạp từ tầng lớp tiêu dùng trung lưu. Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với yêu cầu lớn hơn về các dịch vụ tiêu chuẩn cao như mức độ an toàn, đúng hẹn, độ tươi mới và truy xuất nguồn gốc với mức giá cạnh tranh.

Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển biến nhanh chóng nhưng chuỗi cung ứng lại hầu như không thay đổi. Phần lớn người tiêu dùng vẫn chủ yếu mua sắm tại các chợ truyền thống. “Hệ thống chuỗi cung ứng lạnh” vận chuyển và lưu trữ thực phẩm dễ hỏng từ trang trại đến người tiêu dùng vẫn còn phân mảnh và chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu.

Báo cáo cho biết, hiện trạng kém phát triển của chuỗi cung ứng thực phẩm dẫn đến nhiều hệ lụy như thất thoát về thực phẩm - ước tính tương đương 2% GDP của Việt Nam, bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh do thực phẩm cao và ô nhiễm môi trường. 

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại hình dịch vụ logistics mới bao gồm kết nối nhận hàng, giao hàng tận nơi và giao hàng chặng cuối, đặc biệt là các bưu kiện cỡ nhỏ, giá trị thấp. Điều này đặt ra thách thức lớn hơn nữa cho các thành phố của Việt Nam vốn đã quá tải với tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng và mật độ xây dựng cao.

Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp chính nhằm phát triển dịch vụ vận tải và logistics để hội nhập tốt hơn thị trường nội địa:

Nâng cấp kết nối mềm bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi và cung cấp các ưu đãi về tài chính để hỗ trợ sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ logistics và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ;

Rà soát kết cấu hạ tầng và dịch vụ logistics tại các thành phố bằng cách lồng ghép quy hoạch không gian hạ tầng thị trường và các cơ sở logistics trong công tác lập quy hoạch đô thị sắp tới.

Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện khả năng chống chịu, mức độ tin cậy của hệ thống giao thông và đảm bảo những khu vực tụt hậu nhất cũng có kết nối. 

Xem thêm >> Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, bất ổn trong năm 2020

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.