Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiều 24/8, WB tại Việt Nam đã tổ chức họp báo trực tuyến công bố Báo cáo Điểm lại ấn phẩm tháng 8/2021 với tựa đề: ‘Việt Nam Số hóa- Con đường tới tương lai”.
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB tại Việt Nam, cho biết GDP của Việt Nam tăng trưởng vững chắc 5,6% trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, một phần do tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp.
Kể từ đầu tháng 5/2021, các hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ ngày càng bị bó buộc bởi các biện pháp khoanh vùng và cách ly xã hội nhằm kiềm chế virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng.
Đến giữa tháng 7/2021, các biện pháp hạn chế đi lại được mở rộng, các tỉnh phía Nam, TP. HCM và sau đó là Hà Nội phải thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, nền kinh tế còn phải đối mặt với rủi ro gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi các đối thủ có tốc độ tiêm vaccine vượt trội đang tái khởi động hoạt động sản xuất và có khả năng chiếm lại một số thị phần bị mất vào tay Việt Nam do đứt gãy sản xuất vì dịch Covid-19 năm 2020.
Khu vực kinh tế đối ngoại cũng đã mất đi một phần động lực, vì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm 11% trong bảy tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong khi cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt sau khi đạt kết quả thặng dư cao chưa từng có trong năm 2020.
"Chính vì thế, nền kinh tế có thể bị mất đi cả động lực tăng trưởng trong nước và động lực tăng trưởng từ khu vực kinh tế đối ngoại, nếu không nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch đang diễn ra", bà Madani nhấn mạnh.
Chính phủ Việt Nam đã ứng phó với đợt bùng phát dịch mới bằng cách tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và ban hành gói hỗ trợ tài khóa mới vào đầu tháng 7/2021 ở mức khoảng 1 tỷ USD. Tốc độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine diện rộng cũng đã được đẩy nhanh.
Việt Nam đã tích lũy được thêm 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, trong khi cán cân dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc đóng cửa biên giới quốc gia đối với hầu hết khách quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với vai trò ngân hàng trung ương, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi Chính phủ quay về với chính sách tài khóa trung lập hơn trong nửa đầu năm 2021.
Tín dụng tăng trưởng khoảng 15% trong những tháng gần đây, so với 10-12% trong năm 2020, cung cấp hỗ trợ đáng hoan nghênh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể đem lại rủi ro cao hơn cho khu vực tài chính.
WB dự đoán nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021, và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5% đến 7,0% từ năm 2022 trở đi.
Báo cáo của WB cho rằng dự báo mới được đưa ra dựa trên giả định rằng đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ dần được kiểm soát, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi trong quý IV.
Mặc dù triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực nhưng WB nhận định các cấp có thẩm quyền cần xử lý những rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội, bao gồm: Xử lý những hệ quả xã hội của đại dịch, cảnh giác với rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên do khủng hoảng và cảnh giác với rủi ro tài khóa.
Chuyên gia Kinh tế trưởng WB Jacques Morisset cho rằng công nghệ số chính là tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang nắm giữ vị thế tốt nhưng chưa đồng bộ để trở thành cường quốc số của thế giới.
Theo báo cáo của WB, trong năm vừa qua, giá trị của một số công ty công nghệ trong nước tăng khoảng 200% trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, bao gồm Công ty Cổ phần Thế giới Số (Digiworld), nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường; và Viễn Liên, doanh nghiệp thiết bị viễn thông - tăng lần lượt 252,1% và 189,4%.
Khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng Covid-19, rõ ràng chuyển đổi số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
"Các quốc gia đã và đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu để có uy thế về công nghệ số, và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ mong muốn được tham gia cuộc đua bằng cách coi chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030", báo cáo nêu rõ.
Ông Jacques Morisset cho rằng để thu được nhiều lợi ích từ quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam sẽ cần tiến hành một số hành động. Ngoài nâng cấp cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần khuyến khích áp dụng công nghệ số và thu hút đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào kinh tế số, tiếp thu và phát triển kỹ năng, bảo mật dữ liệu cá nhân, và an ninh mạng.
Cũng theo ông Jacques Morisset, chính phủ Việt Nam sẽ cần tiến hành lộ trình hành động cụ thể như: nâng cao kỹ năng số; bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh tiếp cận thông tin, chất lượng và an ninh.
Xem thêm >> Phó tổng thống Mỹ Harris chỉ trích các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.