'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, World Bank cho biết nền kinh tế thế giới hiện đang bước vào giai đoạn có thể trở thành "một thời kỳ tăng trưởng yếu và lạm phát gia tăng" tệ hơn.
Trong một cuộc họp báo tổ chức hôm 7/6, Chủ tịch World Bank David Malpass cho biết tăng trưởng toàn cầu có thể giảm xuống 2,1% vào năm 2022 và 1,5% vào năm 2023, thúc đẩy tăng trưởng bình quân đầu người gần bằng 0, nếu rủi ro giảm thành hiện thực.
So với mức dự báo gần đây nhất hồi tháng 1 là 3,3%, có thể thấy World Bank đang đưa ra mức dự đoán ngày càng ảm đạm cho kinh tế toàn cầu. Ngoài ra ngân hàng này cũng cho biết lạm phát toàn cầu sẽ ở mức vừa phải trong năm tới nhưng có thể sẽ vẫn ở trên mục tiêu ở nhiều nền kinh tế.
Tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến được dự báo sẽ giảm mạnh xuống 2,6% vào năm 2022 và 2,2% vào năm 2023 sau khi đạt 5,1% vào năm 2021.
Tăng trưởng của Mỹ bị hạ xuống 2,5% vào năm 2022, giảm từ mức 5,7% vào năm 2021, trong khi khu vực đồng EUR sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay sau mức 5,4% của năm ngoái.
Nền kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á, không bao gồm Tây Âu, dự kiến sẽ giảm 2,9% sau khi tăng trưởng 6,5% vào năm 2021, phục hồi nhẹ lên mức tăng trưởng 1,5% vào năm 2023. Nền kinh tế Ukraine dự kiến sẽ giảm 45,1% và trong khi của Nga tăng 8,9%.
Những tác động tiêu cực từ cuộc chiến ở Ukraine mạnh mẽ hơn nhiều so với những phần bù đắp từ những thúc đẩy trong ngắn hạn mà các nhà xuất khẩu hàng hóa thu được từ giá năng lượng cao hơn, với dự báo tăng trưởng năm 2022 được điều chỉnh giảm ở gần 70% các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng chỉ 3,4% vào năm 2022, giảm từ mức 6,6% vào năm 2021 và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm là 4,8% trong giai đoạn 2011-2019.
Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 sau khi tăng trưởng 8,1% vào năm 2021.
Ngân hàng cho biết tăng trưởng dự kiến sẽ giảm mạnh ở Mỹ Latinh và Caribe, chỉ đạt 2,5% trong năm nay và thậm chí còn giảm hơn nữa xuống 1,9% vào năm 2023.
Trung Đông và Bắc Phi sẽ được hưởng lợi từ giá dầu tăng, với mức tăng trưởng đạt 5,3% trong năm 2022 trước khi chậm lại còn 3,6% vào năm 2023, trong khi Nam Á sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 5,8% vào năm 2023.
Ngân hàng cho biết tăng trưởng của châu Phi cận Sahara sẽ chậm lại phần nào xuống 3,7% vào năm 2022 từ mức 4,2% vào năm 2021, ngân hàng cho biết.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết tăng trưởng toàn cầu đang bị tác động bởi chiến tranh, các lệnh phong toả phòng Covid-19 ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ gia tăng của lạm phát đình trệ, giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao từng xảy ra vào những năm 1970.
"Nguy cơ lạm phát đình trệ hiện đang ở mức đáng kể. Tăng trưởng chậm có khả năng sẽ kéo dài trong suốt thập kỷ do đầu tư yếu ở hầu hết thế giới. Với lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia và nguồn cung dự kiến tăng chậm, có nguy cơ lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian dài", Reuters trích phần mở đầu báo cáo triển vọng của WB.
Cũng theo ông Malpasss, trong khoảng thời gian từ năm 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại 2,7 điểm phần trăm, nhiều hơn gấp đôi so với tốc độ giảm được thấy trong giai đoạn 1976-1979.
Báo cáo cảnh báo rằng việc tăng lãi suất cần thiết để kiểm soát lạm phát vào cuối những năm 1970 đã quá cao đến mức gây ra cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 1982 cùng một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Ayhan Kose, giám đốc đơn vị chuẩn bị dự báo của World Bank, nói với các phóng viên rằng có "một mối đe dọa thực sự" rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính nhanh hơn dự kiến có thể đẩy một số quốc gia vào loại khủng hoảng nợ từng thấy trong những năm 1980.
Mặc dù thời điểm hiện tại có nhiều điểm tương đồng với những năm 80, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng, chủ yếu là do sức mạnh của đồng USD thời nay và giá dầu nhìn chung vẫn đang thấp hơn, bao gồm cả bảng cân đối kế toán mạnh mẽ hơn của các tổ chức tài chính lớn.
Theo ông Malpass, để giảm thiểu rủi ro, các nhà hoạch định chính sách nên làm việc để điều phối viện trợ cho Ukraine, thúc đẩy sản xuất lương thực và năng lượng, đồng thời tránh các hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu có thể khiến giá dầu và lương thực tăng vọt.
Người đứng đầu Ngân hàng Thế giới còn kêu gọi các nỗ lực đẩy mạnh xóa nợ, đồng thời cảnh báo rằng một số quốc gia có thu nhập trung bình tiềm ẩn nhiều rủi ro; tăng cường nỗ lực kiềm chế Covid-19; và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Xem thêm >> WB dự báo từ năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi về mức trước dịch Covid-19
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.